Những quy định an toàn vận hành lò hơi doanh nghiệp cần biết
An toàn vận hành lò hơi là một vấn đề không thể xem nhẹ trong bất kỳ nhà máy sản xuất nào. Với áp suất và nhiệt độ cao, lò hơi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được vận hành đúng cách. Một vụ nổ lò hơi có thể gây ra hậu quả khôn lường, gây thiệt hại về người và tài sản, đồng thời làm gián đoạn quá trình sản xuất. Vì vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình và quy định về an toàn là vô cùng quan trọng.
Khái quát về nồi hơi là gì?
Nồi hơi là thiết bị sử dụng đốt các nhiên liệu để đun sôi nước tạo thành hơi nước quá nhiệt để cung cấp cho các hoạt động trong công nghiệp hoặc dân dụng.
Phân loại theo nhiên liệu đốt: có ba loại nồi hơi phổ biến là nồi hơi đốt củi, nồi hơi đốt than và nồi hơi đốt dầu.
Phân loại theo cấu tạo nồi hơi: Nồi hơi ống lửa, nồi hơi ống nước, nồi hơi tận dụng nhiệt thải (HRSG), nồi hơi làm mát, nồi hơi sôi lại, nồi hơi đi qua một lần.
Nguy hiểm khi sử dụng lò hơi
Nổ vật lý: do kết cấu và vật liệu chế tạo lò hơi không đảm bảo an toàn; không được kiểm tra định kỳ để phát hiện tình trạng kết cấu thiết bị không có khả năng chịu áp lực.
Bỏng: do hơi nước nóng bị rò rỉ qua các van khóa, van an toàn, bể ống thủy sáng, than cháy văng bắn qua cửa lò, . . .
Điện giật: do các thiết bị điện đi kèm lò hơi không được lắp đặt đảm bảo an toàn đúng kỹ thuật.
Ngộ độc khí: Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong lò hơi có thể sinh ra các khí độc như carbon monoxide (CO), sulfur dioxide (SO2),... nếu không được xử lý đúng cách, các khí này có thể gây ngộ độc cho người hít phải.
Môi trường làm việc: có nhiều bụi, nóng, không thông thoáng, tích tụ hơi khí độc (CO, CO2, . . . )
Quy định an toàn vận hành lò hơi là gì?
Chỉ sử dụng lò hơi đã được đảm bảo an toàn, kiểm định đầy đủ đúng quy định pháp luật.
Người vận hành lò hơi phải từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình kỹ thuật an toàn vận hành thiết bị chịu áp lực được cấp chứng chỉ nghề và thẻ huấn luyện an toàn lao động mới được giao vận hành thiết bị. Người sử dụng lao động phải ra quyết định giao trách nhiệm bằng văn bản.
Cần kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để phát hiện và khắc phục những sai sót kỹ thuật;
Trước khi sử dụng lò hơi, người lao động phải kiểm tra các hệ thống điện, đồng hồ chỉ áp suất, các van khóa lắp đặt trên nồi hơi.
Vệ sinh, lau chùi mặt kính đồng hồ áp lực, mặt kính ống thủy hằng ngày để dễ dàng theo áp suất và mực nước của nồi hơi.
Người lao động vận hành nồi hơi phải luôn có mặt khi thiết bị hoạt động, thường xuyên kiểm tra tình trạng của thiết bị. Vận hành lò hơi theo đúng quy trình vận hành tiêu chuẩn, ghi chép và báo cáo thường xuyên về khả năng hoạt động của thiết bị
Vệ sinh và sửa chữa nồi hơi phải ngồi chờ nồi hơi nguội hẳn, sau đó mở hết cửa thông hơi rồi mới tiến hành các quy trình vệ sinh, sửa chữa
Khi sử dụng nồi hơi đốt dầu phải đảm bảo các ống dẫn phải kín, không để rò rỉ dầu ra môi trường ngoài. Ống dẫn hơi nước nóng phải được bao phủ bằng lớp cách nhiệt.
Những vật liệu dễ cháy nổ như xăng dầu phải để xa nồi hơi ít nhất 10m.
Cấm bơm nước trực tiếp vào nồi hơi khi đang đốt.
Cấm hàn, sửa chữa nồi hơi và các bộ phận chịu áp lực của thiết bị này khi còn áp suất.
Ngưng sử dụng lò hơi khi :
+ Áp suất trong tăng quá mức cho phép
+ Các hệ thống an toàn không đảm bảo
+ Khi phát hiện bộ phận chịu áp lực có những vết nứt, phồng, rỉ sét,..
+ Khi áp kế bị hỏng và không có thiết bị thay thế
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý nồi hơi an toàn, hiệu quả
Kết luận:
Trên đây, NAAN đã giới thiệu đến các bạn an toàn vận hành lò hơi từ tổng quan đến chi tiết. Hy vọng các bạn có thể nắm được trình tự thực hiện các công tác khởi động – vận hành ổn định – ngừng vận hành lò hơi một cách đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.