Giỏ hàng của bạn

Carbon footprint là gì? Cách đo lường ra và giải pháp giảm thiểu dấu chân carbon

Mỗi khi sử dụng phương tiện di chuyển, mua sắm quần áo, chúng ta đang góp phần tạo ra một dấu ấn vô hình, nhưng lại vô cùng quan trọng đó là Carbon Footprint. Vậy Carbon footprint là gì? Cách đo lường ra sao và làm cách nào để giảm thiểu dấu chân carbon nhất?

Carbon footprint là gì?

Carbon footprint hay dấu chân carbon là một thước đo lượng khí thải nhà kính, chủ yếu là CO2, được thải ra môi trường trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người. Carbon footprint phản ánh mức độ tác động của mỗi cá nhân, tổ chức hoặc sản phẩm đối với môi trường.

Thuật ngữ Carbon Footprint lần đầu tiên được công bố vào năm 1979, trong một cuộc họp của Ủy ban năng lượng Vườn quốc gia Yosemite. Tuy nhiên, phải đến năm 2007, thuật ngữ này mới được chính thức đưa vào sử dụng trong những báo cáo khoa học đầu tiên về hiện tượng biến đổi khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu  (IPCC - Intergovernmental Panel on Climate Change).

>>> Xem thêm: Giảm phát thải carbon là gì? Biện pháp giảm phát thải carbon hiệu quả

Tại sao Carbon footprint lại quan trọng?

Nâng cao nhận thức: Giúp cộng đồng nhận thức rõ ràng về dấu chân carbon và tác động của bản thân đối với môi trường, từ đó nâng cao trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

Giải pháp thiết thực: Việc tính toán và theo dõi carbon footprint giúp xác định các hoạt động, sản phẩm có lượng khí thải cao, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu hiệu quả.

Cạnh tranh bền vững: Việc kiểm soát và giảm thiểu carbon footprint là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp xanh và thu hút khách hàng tiềm năng.

Cách đo lường Carbon footprint 

Đo lường Carbon footprint dựa trên hoạt động

  • Xác định các hành động chủ yếu tạo ra khí nhà kính
  • Thu thập dữ liệu lượng tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, và các thông tin liên quan cho từng hoạt động.
  • Sử dụng các công cụ tính toán để tính toán lượng khí nhà kính thải ra từ mỗi hoạt động.
  • Cộng tất cả lượng khí nhà kính từ các hoạt động khác nhau để tính toán tổng lượng khí thải carbon.
  • Ví dụ: Nếu bạn sử dụng xe máy để di chuyển 200km với mức tiêu thụ 2,5 lít xăng/100 km, thì tổng quãng đường 200km sẽ tiêu thụ hết 5 lít xăng. Trong đó, mỗi lít xăng sẽ phát thải 2,3kg khí CO2 nên tổng quá trình di chuyển sẽ phát thải 11,5kg CO2.

Đo lường dấu chân carbon dựa trên sản phẩm

  • Xác định các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể cần đo lường carbon footprint .
  • Phân tích vòng đời của sản phẩm/dịch vụ từ khâu chuẩn bị, sản xuất,...
  • Thu thập dữ liệu về lượng tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, và các thông tin liên quan cho từng giai đoạn trong vòng đời.
  • Sử dụng các công cụ tính toán để tính toán lượng khí nhà kính thải ra từ từng giai đoạn.
  • Cộng tất cả lượng khí nhà kính từ các giai đoạn khác nhau để tính toán tổng lượng khí thải carbon.

Giải pháp giảm thiểu carbon footprint hiệu quả

Biến đổi khí hậu đã trở thành thách thức to lớn mà toàn cầu đang phải đối mặt. Giảm thiểu carbon footprint là một trong những giải pháp thiết yếu để bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững.

Thay đổi thói quen tiêu dùng: Ưu tiên sử dụng đồ tái chế, hạn chế sử dụng đồ dùng một Tránh lãng phí đồ dùng, ủng hộ sản phẩm thân thiện môi trường.

Sử dụng năng lượng hiệu quả: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Chúng ta có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bằng cách hướng đến sử dụng các nguồn năng lượng sạch và bền vững như điện, gió, địa nhiệt, mặt trời,... 

Sử dụng phương tiện giao thông bằng điện, phương tiện công cộng, xe đạp, đi bộ: Hạn chế sử dụng xe máy, ô tô gây ô nhiễm môi trường

Tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh: Sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải. Áp dụng các giải pháp công nghệ thông minh để quản lý hiệu quả năng lượng và tài nguyên.

Trồng cây: Việc trồng cây xanh là một cách giảm lượng khí thải carbon dễ dàng và nhanh chóng. Cây xanh hấp thụ CO2 đồng thời tạo ra oxy, rất có lợi cho sức khỏe con người. Mỗi cây xanh có khả năng tiêu thụ gần 24kg khí CO2 mỗi năm. Vì vậy, việc tạo thêm không gian xanh hoặc trồng các loại cây là một giải pháp cải thiện chất lượng không khí, giúp thanh lọc bụi bẩn và làm giảm dấu chân carbon, giúp làm mát không khí.

Kết luận:

Dấu chân carbon là một chỉ số đo lường tác động của con người lên môi trường, đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Việc giảm thiểu dấu chân carbon không chỉ là trách nhiệm của các quốc gia, tổ chức mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Bằng cách thay đổi lối sống, lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường và ủng hộ các chính sách bảo vệ môi trường, chúng ta có thể góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và xây dựng một hành tinh xanh hơn. Một tương lai bền vững đang chờ đợi chúng ta, và việc giảm thiểu dấu chân carbon là chìa khóa để mở ra cánh cửa đó.

Contact zalo