Một số chính sách về ESG tại Việt Nam và trên thế giới
Tại Việt Nam, nhận thức về ESG đang ngày càng được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng và triển khai chính sách ESG. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua để ESG trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
ESG là gì?
ESG là từ viết tắt của Environmental, Social, and Governance. Dịch sang tiếng Việt, ESG có nghĩa là Môi trường, Xã hội và Quản trị. Đây là một bộ tiêu chuẩn sử dụng để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững của doanh nghiệp. ESG giúp tổ chức xác định các rủi ro và cơ hội, cũng như mức độ ảnh hưởng khi áp dụng chúng vào vận hành.
Chính sách, quy định về ESG tại Việt Nam
Việt Nam đã từng bước ban hành nhiều chính sách và quy định liên quan đến các yếu tố ESG nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (số 72/2020/QH14) được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 03/11/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021. Doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm áp dụng các biện pháp công nghệ, quản lý nhằm bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
Bên cạnh đó, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các cam kết, hoạt động nhằm góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Ngoài ra, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành các thông tư, quyết định về báo cáo phát triển bền vững và quản trị công ty, góp phần hoàn thiện khung pháp lý về yếu tố quản trị (Governance) của ESG tại Việt Nam.
Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc xây dựng khung chính sách và quy định về ESG, nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao nhận thức và áp dụng tốt hơn các tiêu chí ESG.
>>> Xem thêm: 3 tiêu chuẩn ESG hiệu quả doanh nghiệp không thể bỏ qua
Chính sách về ESG trên thế giới
Các quốc gia phát triển như Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nhật Bản cũng đã ban hành nhiều quy định và chính sách ESG cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tại Liên minh Châu Âu, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Chỉ thị về báo cáo phi tài chính vào năm 2014. Chỉ thị này yêu cầu một số doanh nghiệp lớn, có trụ sở chính tại EU, phải công bố thông tin về các hoạt động và hiệu quả của họ liên quan đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Năm 2018, EU cũng đưa ra Kế hoạch Hành động về Tài chính Bền vững nhằm thúc đẩy việc tích hợp ESG vào hoạt động đầu tư và tài chính. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) của Hoa Kỳ đã ban hành các quy định về công bố thông tin ESG, yêu cầu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán phải công bố các thông tin liên quan. Mục tiêu của các quy định này là nâng cao tính minh bạch đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp xem xét tác động của ESG để giúp các nhà đầu tư nhân thức rõ hơn những cơ hội, rủi ro.
Tại EU, Đức đã thành lập ngân hàng phát triển bền vững để có thể khuyến khích, hỗ trợ SOE trong việc đầu tư vào các dự án ESG. Nhìn chung, các quốc gia phát triển đang ngày càng chú trọng và tăng cường các yêu cầu về minh bạch, trách nhiệm ESG đối với doanh nghiệp, nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Kết luận:
Chúng ta đã thấy rõ tầm quan trọng của chính sách ESG đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội. Để ESG thực sự phát huy tác dụng, cần có sự chung tay của các bên liên quan, từ doanh nghiệp, chính phủ đến các tổ chức xã hội. Việc xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững là một hành trình dài, nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này.