Làm sao để có chứng nhận tín chỉ Carbon?
Việc sở hữu các chứng nhận tín chỉ carbon xanh giúp các doanh nghiệp đang có nhu cầu chứng minh việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo cho việc sản xuất, được các tổ chức uy tín quốc tế công nhận và cung cấp chứng chỉ liên quan. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp bước đầu tiếp cận với thị trường chứng chỉ xanh sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc trao đổi, mua bán và sở hữu các chứng chỉ xanh đó.
Tín chỉ carbon là gì?
Tín chỉ Carbon là một chứng nhận được quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Tín chỉ Carbon có thể giao dịch trên thị trường tín chỉ Carbon, mỗi tín chỉ có quyền thải 1 tấn khí CO2 hoặc 1 tấn khí nhà kính khác tương đương với CO2 vào bầu khí quyển.
Theo Corporate finance institute (CFI), mục tiêu của việc tạo ra tín chỉ Carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Tín chỉ carbon hoạt động như thế nào?
Quyền phát thải: Các doanh nghiệp, tổ chức được cấp một lượng tín chỉ carbon nhất định. Đây là giới hạn tối đa về lượng khí thải họ được phép phát ra trong một khoảng thời gian cụ thể.
Giao dịch: Nếu một doanh nghiệp giảm được lượng khí thải dưới mức được cấp, họ có thể bán số tín chỉ thừa cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu phát thải cao hơn. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp vượt quá giới hạn cho phép, họ phải mua thêm tín chỉ từ các doanh nghiệp khác.
Khuyến khích giảm phát thải: Cơ chế này tạo ra động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ sạch, hiệu quả năng lượng để giảm thiểu lượng khí thải, từ đó giảm chi phí mua tín chỉ.
Làm sao để có chứng nhận tín chỉ Carbon
Ở Việt Nam, để có chứng nhận tín chỉ carbon, cần tuân theo các quy định và tiêu chuẩn cả quốc tế và quốc gia liên quan đến phát triển, xác minh, và giao dịch tín chỉ carbon. Dưới đây là các bước cơ bản mà doanh nghiệp cần thực hiện:
Bước 1: Tìm hiểu và tuân thủ quy định
- Quy định quốc gia: Tìm hiểu về các quy định và khung pháp lý của Việt Nam liên quan đến giảm phát thải carbon và phát triển dự án tín chỉ Carbon.
- Quy định quốc tế: Nắm vững các tiêu chuẩn quốc tế như Verified Carbon Standard (VCS), Gold Standard, hoặc Clean Development Mechanism (CDM) để đảm bảo dự án của doanh nghiệp đạt được chấp nhận ở cả cấp độ quốc tế.
Bước 2: Xây dựng ý tưởng dự án
- Phát triển ý tưởng dự án giảm phát thải có tiềm năng tạo ra tín chỉ carbon, chẳng hạn như trồng rừng, giảm phát thải từ nông nghiệp, hoặc dự án năng lượng tái tạo.
Bước 3: Phát triển dự án
- Lên kế hoạch và phát triển dự án trong đó bao gồm mục tiêu giảm phát thải, phương pháp đo lường, và lịch trình dự án.
- Xác định baseline và giảm phát thải: tính toán mức phát thải "business as usual" và mức giảm phát thải dự kiến từ dự án.
Bước 4: Đánh giá và xác minh
- Đánh giá dự án: tính toán chính xác lượng phát thải được giảm và chuẩn bị báo cáo dự án.
- Xác minh dự án: hợp tác với một tổ chức xác minh độc lập để đánh giá và xác nhận lượng phát thải giảm được từ dự án.
Bước 5: Chứng nhận tín chỉ Carbon
- Chứng nhận tín chỉ: sau khi đã được xác minh, dự án sẽ nhận được chứng nhận tín chỉ Carbon.
Bước 6: Quản lý dự án tín chỉ carbon và báo cáo
- Quản lý dự án: theo dõi tiến độ và tác động của dự án theo thời gian.
- Báo cáo thường xuyên: báo cáo tiến độ và lượng phát thải giảm được cho các cơ quan quản lý và bên mua tín chỉ.
Lưu ý: Ở Việt Nam, quá trình thực hiện chứng nhận tín chỉ Carbon cũng cần phải tuân thủ các quy định cụ thể của chính phủ về bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
>>> Xem thêm: Giải pháp giảm thiểu carbon vì môi trường bền vững
Kết luận:
Chứng nhận tín chỉ carbon là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để phát triển thị trường tín chỉ carbon, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.