cart.general.title

Chuyển đổi năng lượng là gì? Xu hướng chính trong tương lai ra sao?

Theo Báo cáo Năng lượng Toàn cầu, khoảng 33% tổng lượng năng lượng hàng năm được tiêu thụ bởi ngành công nghiệp, trong đó ngành sản xuất chiếm đến 76%(2). Các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đóng góp một phần lớn, trong khi các quốc gia đang phát triển, bao gồm Việt Nam, cũng chứng kiến mức tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực này. Chuyển đổi năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh là xu thế tất yếu, trong bối cảnh thế giới đang phải "gồng mình" cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

Chuyển đổi năng lượng là gì?

Chuyển đổi năng lượng là quá trình thay đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Nói một cách đơn giản, đó là việc biến đổi một loại năng lượng thành một loại năng lượng khác để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Chuyển đổi năng lượng là xu hướng mang tính toàn cầu nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế bền vững, chống biến đổi khí hậu, và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này.

>>> Xem thêm: Giải pháp quản lý năng lượng hiệu quả

Thực trạng sử dụng năng lượng hiện nay

Theo Báo cáo Năng lượng Toàn cầu, hàng năm tiêu thụ khoảng 33% tổng lượng năng lượng cho ngành công nghiệp, trong đó ngành sản xuất chiếm đến 76%. Một số quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đóng góp một phần lớn, trong khi các quốc gia đang phát triển, bao gồm Việt Nam, cũng chứng kiến mức tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực này.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp nặng như sản xuất sắt, thép, xi măng và hóa chất là những ngành tiêu thụ năng lượng lớn, chiếm hơn 30% tổng năng lượng tiêu thụ của khối ngành công nghiệp. Mặc dù đã rất nỗ lực trong việc cải thiện hiệu quả năng lượng qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Tiết kiệm Năng lượng và Hiệu quả Năng lượng, nhưng thực tế hiệu tại Việt Nam vẫn còn thấp so với mức trung bình toàn cầu, với chỉ khoảng 5-7% cải thiện trong 5 năm qua.

Lợi ích của việc chuyển đổi sang năng lượng

Nhìn chung, chuyển đổi năng lượng sang năng lượng xanh và tái tạo mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho môi trường, kinh tế và xã hội. Năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối giúp giảm phát thải CO2, giảm bớt sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo có thể giảm đến 70% lượng khí thải CO2 toàn cầu từ đó ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Đối với ngành sản xuất, chuyển đổi sang năng lượng xanh và năng lượng tái tạo giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho các doanh nghiệp. Theo Tổ chức Năng lượng Quốc tế, việc áp dụng năng lượng mặt trời có thể giúp giảm phát thải CO2 từ 2,5 đến 4,5 tỷ tấn trong vòng 25 năm. 

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi năng lượng còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành. Năng lượng tái tạo thường có chi phí vận hành thấp hơn so với năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. 

Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng tái tạo còn giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu với khách hàng do người tiêu dùng ngày càng ý thức về vấn đề môi trường và ưu tiên chọn lựa sản phẩm từ các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội.

Việc chuyển đổi sang năng lượng xanh góp phần tạo ra một tương lai phát triển bền vững cho thế hệ sau. Các doanh nghiệp không chỉ đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính mà còn thể hiện cam kết của họ đối với một hành tinh sạch và khỏe mạnh hơn.

Chính sách hỗ trợ của chính phủ trong việc chuyển đổi năng lượng

Tại Việt Nam, chính phủ cũng đã triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi năng lượng sang năng lượng xanh, bao gồm các chương trình hỗ trợ tài chính và giảm thuế. Các doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia các chương trình này thông qua việc nộp đơn xin hưởng ưu đãi tại cơ quan quản lý năng lượng địa phương hoặc qua các cổng thông tin điện tử chính thức của chính phủ. Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin về dự án, công suất dự kiến, và các tác động môi trường, để được xem xét và chấp thuận.

Xu hướng chính trong chuyển đổi năng lượng

  • Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo: Năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, địa nhiệt và sinh khối đang được phát triển mạnh mẽ và trở thành nguồn năng lượng chính trong tương lai.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng: Các công nghệ mới giúp giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt.
  • Phát triển lưới điện thông minh: Lưới điện thông minh cho phép tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống điện lưới hiện có, tạo ra một hệ thống điện bền vững và hiệu quả hơn.
  • Xúc tiến các phương tiện giao thông điện: Xe điện và các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch đang ngày càng phổ biến, giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

Kết luận:

Chuyển đổi năng lượng đang là một trong những vấn đề cấp bách nhất của nhân loại hiện nay. Từ việc tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch hơn đến việc giảm thiểu tác động đến môi trường, chuyển đổi năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững. Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cần cùng nhau hợp tác để thúc đẩy quá trình này, tạo ra một tương lai bền vững cho thế hệ mai sau.