Giỏ hàng của bạn

Các công nghệ phát triển bền vững nổi bật hiện nay

Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, chúng ta cần tìm kiếm những giải pháp đột phá. Công nghệ phát triển bền vững, với định nghĩa là sự ứng dụng của khoa học và kỹ thuật nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, liệu có phải là câu trả lời cho những thách thức mà nhân loại đang đối mặt?

Công nghệ bền vững là gì?

Công nghệ bền vững là một thuật ngữ chung mô tả tất cả những đổi mới sáng tạo có xem xét đến yếu tố tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Mục tiêu của các công nghệ này là giảm đáng kể rủi ro môi trường và sinh thái, đồng thời tạo ra một sản phẩm bền vững. Chúng có thể bao gồm ứng dụng của một loạt công nghệ số như AI, blockchain, điện toán đám mây, thực tế mở rộng (ER), tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) và nhiều công nghệ khác.

>>> Xem thêm: Công nghệ xanh: Bệ phóng cho các nền kinh tế đang phát triển

Lợi ích của việc ứng dụng Công nghệ phát triển bền vững đối với doanh nghiệp

Ứng dụng Công nghệ bền vững giúp giảm lượng khí thải CO2 và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp nên đầu tư cho các thiết bị và phần mềm có hiệu suất cao để giảm lượng điện năng tiêu thụ và chi phí bảo trì.

Thúc đẩy việc triển khai Công nghệ bền vững giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc ứng phó với các quy định pháp lý của chính phủ về chuyển đổi xanh. 

Những doanh nghiệp tiên phong trong việc ứng dụng Công nghệ bền vững sẽ đáp ứng kỳ vọng và tăng sự hài lòng của khách hàng tăng sự nhận diện thương hiệu.

Thể hiện trách nhiệm đối với môi trường đem lại lợi thế cho doanh nghiệp trong việc thu hút nhân tài và nâng cao sự gắn kết đối với nhân viên. Ứng dụng và thúc đẩy Công nghệ xanh tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến trong việc áp dụng các công nghệ xanh và bền vững. 

Các công nghệ phát triển bền vững nổi bật

Công nghệ phát triển bền vững luôn nổi bật trong tất cả các xu hướng công nghệ chiến lược. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Gartner, các CEO đã cho biết những thay đổi về môi trường và xã hội hiện nằm trong ba ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư sau lợi nhuận và doanh thu. Điều này có nghĩa các CEO sẽ đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp sáng tạo với mục đích đáp ứng bảo vệ môi trường. 

Năng lượng mặt trời: Các tấm pin mặt trời chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng, cung cấp nguồn điện sạch cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Mô hình phát triển lưới điện tập trung cung cấp một hệ thống gồm các máy phát điện nhỏ và bộ lưu trữ được đặt trong các cộng đồng hoặc nhà riêng lẻ. Nhờ đó, người dùng có thể cung cấp điện ngay cả khi không có lưới điện chính. Các sáng kiến năng lượng phi tập trung có khả năng dân chủ hóa năng lượng trên toàn thế giới, đồng thời, giảm lượng khí thải carbon.

Internet of Things (IoT): IoT kết nối các thiết bị và hệ thống, tạo ra các thành phố thông minh và quản lý tài nguyên hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp có thể tự động hóa càng nhiều quy trình kinh doanh càng tốt nhờ việc chuyển đổi số, dùng các robot ảo hoặc dùng AI hỗ trợ cho phân tích dữ liệu, ra quyết định. Các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp ít tiêu tốn tài nguyên hơn như chiếu sáng bằng đèn LED tiết kiệm điện, hoặc dùng những vật liệu đáp ứng được nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn. Trong những năm tới có thể sẽ chứng kiến sự thúc đẩy liên tục hướng tới việc làm cho chuỗi cung ứng trở nên minh bạch hơn. Đó là khi người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm và dịch vụ phải tiết kiệm năng lượng và được hỗ trợ bởi công nghệ bền vững hơn.

In 3D: Công nghệ in 3D giúp giảm thiểu lãng phí vật liệu, tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh và giảm thiểu vận chuyển.

Kết luận:

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, chúng ta có thể kỳ vọng sẽ xuất hiện nhiều giải pháp sáng tạo hơn nữa để giải quyết các vấn đề môi trường. Tương lai đang mở ra những cánh cửa mới cho một cuộc sống bền vững và thịnh vượng.

Contact zalo