cart.general.title

Công nghệ sạch là gì? Xu hướng công nghệ sạch hàng đầu hiện nay

Theo các chuyên gia tại hội thảo “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn - RECP” nhận định , trước xu thế hội nhập quốc tế, sản xuất sạch hơn đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng của nước ta. Ưu tiên sản xuất sạch bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Khi doanh nghiệp có nhận thức về sản xuất sạch hơn, áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất doanh nghiệp đó có thể mở ra nhiều cơ hội tại thị trường mới, sản xuất các sản phẩm có chất lượng và giá bán cao. Vậy, công nghệ sạch là gì, tiềm năng nào cho công nghệ sạch trong tương lai.

Công nghệ sạch là gì?

Công nghệ sạch là áp dụng những phương pháp, kỹ thuật để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nói một cách đơn giản, công nghệ sạch giúp chúng ta làm nhiều việc hơn với ít tài nguyên hơn và gây ra ít ô nhiễm hơn.

Thực trạng phát triển và xu hướng sử dụng công nghệ sạch tại Việt Nam

Theo các báo cáo trong các ngành công nghiệp gần đây, một lượng không nhỏ thiết bị sản xuất hiện tại trong các cơ sở sản xuất sử dụng các công nghệ phổ biến của những thập niên 80, 90 thậm chí là 70 của thế kỷ trước, hàm lượng công nghệ mới, công nghệ sạch thấp.

Trong năm 2012, Bộ Công Thương đã thực hiện khảo sát với gần 500 doanh nghiệp thuộc 09 ngành công nghiệp (dệt may, da giày, giấy, bia, thiết bị điện, hóa chất, thép, khai thác và chế biến than, nhiệt điện) để xác định xu hướng sử dụng công nghệ sạch tại các ngành. Kết quả cho thấy trong khi hầu hết các ngành có quy hoạch với định hướng đẩy mạnh áp dụng và đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ sạch, mức độ thực hiện trên thực tế của các ngành chưa đa dạng.

Xu hướng công nghệ sạch

Lưới điện siêu nhỏ

Với sự tiến bộ trong hệ thống năng lượng mặt trời và công nghệ pin, lưới điện siêu nhỏ từ chỉ đơn thuần là lắp đặt thay thế trên lưới điện trở thành nhà cung cấp điện độc lập. Ban đầu lưới điện siêu nhỏ được thiết kế để sử dụng trong các thảm họa thiên nhiên hoặc mất điện, lưới điện siêu nhỏ hiện được sử dụng như những giải pháp thay thế bền vững để cung cấp năng lượng trong gia đình và trường học. 

Khi sử dụng hiệu quả, lưới điện siêu nhỏ có thể tăng hiệu quả sử dụng năng lượng lên tới 60% . Lưới điện siêu nhỏ sẽ giúp các ngành công nghiệp giảm sự phụ thuộc vào lưới điện và cung cấp kết nối cho các nguồn năng lượng tái tạo trong nhà máy, giúp giảm lượng khí thải carbon.

Giảm phát thải cacbon trong lĩnh vực xây dựng

Ngành xây dựng sử dụng nhiều vật liệu có thể gây hại cho môi trường với nhiều nguyên liệu thô hoặc hỗn hợp được đổ vào thùng rác và bãi chôn lấp. Giảm phát thải cacbon trong xây dựng liên quan đến việc sử dụng nguyên liệu thô và quy trình bền vững để giảm tác động môi trường của tòa nhà.

Quy trình xây dựng này bao gồm sử dụng các giải pháp thay thế bê tông, thạch cao bằng các chất liệu có thể phân hủy sinh học như trấu, nội thất và sàn bằng tre, tường làm từ thực vật và vật liệu cách nhiệt có thể phân hủy sinh. Hơn nữa, các giải pháp bổ sung như cửa sổ thông minh có thể giúp tiết kiệm năng lượng cho ngôi nhà bằng cách tạo ra luồng không khí êm dịu để làm mát thay vì bật quạt.

Thu hồi, lưu trữ Cacbon

Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư hơn vào việc giảm phát thải nhà kính vì vậy việc phát triển một kỹ thuật cải tiến để thu giữ và lưu trữ carbon là điều cần thiết. Thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon để đảm bảo rằng lượng khí thải CO2 từ các cơ sở công nghiệp và nhà máy điện được thu hồi và tái chế thành các sản phẩm có giá trị như nhựa gốc carbon. CO2 có thể được lưu trữ dưới lòng đất để không đi vào khí quyển gây ô nhiễm môi trường.

Tự động hóa bền vững

Nhiều ngành công nghiệp nhờ vào tự động hóa để phát triển bền vững. Với sự phát triển của công nghệ nhân tạo đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực bằng cách quản lý các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và các chức năng được lập trình sẵn khác. Tuy nhiên, tự động hóa cũng có thể tác động đến tính bền vững bằng cách kiểm soát các thiết bị như máy điều nhiệt thông minh, tối ưu hóa cài đặt sản phẩm để giảm lãng phí năng lượng bằng cách tắt các thiết bị không sử dụng.

Hiện trạng ứng dụng công nghệ sạch tại Việt Nam

  • Năng lượng tái tạo: Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện nhỏ. Nhiều dự án điện mặt trời và điện gió lớn đã và đang được triển khai.

  • Sản xuất sạch hơn: Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nặng, đã bắt đầu áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất.

  • Xử lý chất thải: Các giải pháp xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại ngày càng được quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong việc xử lý chất thải một cách hiệu quả và bền vững.

  • Giao thông xanh: Việc phát triển giao thông công cộng, khuyến khích sử dụng xe điện và các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm đang được đẩy mạnh.

Năng lượng của Đông Nam Á được sử dụng với nhu cầu cao cho thấy khu vực cần phải tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo và tập trung xây dựng hệ sinh thái công nghệ sạch đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho người dân. Các xu hướng công nghệ sạch bền vững hàng đầu được liệt kê ở trên là ví dụ về nỗ lực toàn cầu hơn nhằm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Kết luận: 

Với mục tiêu hướng đến nền kinh tế tăng trưởng xanh, bền vững, việc đổi mới công nghệ trong sản xuất là yếu tố then chốt. Trong đó, doanh nghiệp cần thể hiện được vai trò quan trọng của mình bằng cách đầu tư để áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Hi vọng với việc tìm hiểu về công nghệ sạch là gì cũng như ứng dụng của công nghệ sạch trong sản xuất có thể giúp bạn đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xanh.