Công nghệ xanh: Bệ phóng cho các nền kinh tế đang phát triển
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Công nghệ này không chỉ tác động tích cực đến nền sản xuất doanh nghiệp gia tăng suất đồng thời giảm chi phí mà còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua khuyến khích đổi mới và tạo việc làm. Cùng Naangroup tìm hiểu về công nghệ xanh là gì cũng như xu hướng phát triển trong tương lai ra sao?
Công nghệ Xanh là gì?
Như bạn đã biết nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều chất ô nhiễm, chất tẩy rửa, vi sinh vật, virus gây bệnh...nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và sức khỏe của con người.
Công nghệ Xanh là giải pháp nguyên lý “xanh” giúp tạo ra những nhà máy xử lý nước thải không có vùng đệm hoặc vùng đệm nhỏ, tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải, giảm hiệu ứng nhà kính, hài hòa với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
>>> Xem thêm: Giảm phát thải carbon là gì? Biện pháp giảm phát thải carbon hiệu quả
Công nghệ xanh mang lại những lợi ích gì?
Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên cuộc cách mạng công nghệ xanh mang đến một cơ hội đặc biệt để xây dựng một nền tảng kinh tế bền vững. Bằng cách áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo, phương thức sản xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên và các hoạt động nông nghiệp bền vững, các quốc gia có thể thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân.
Làm sạch nước: Tình trạng khan hiếm nước sạch ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, lượng nước sạch sử dụng trung bình mỗi năm của một người thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn trung bình trên thế giới. Việc áp dụng công nghệ xanh để lọc nước ô nhiễm thành nước sạch sẽ giúp cung cấp đầy đủ nguồn nước cho tất cả mọi người.
Thanh lọc không khí: Lượng carbon thải ra mỗi ngày của con người vô cùng nhiều, đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng gây ra biến đổi khí hậu hàng năm. Công nghệ xanh được áp dụng giúp giảm lượng Carbon trong không khí và thanh lọc môi trường.
Tái chế: Công nghệ xanh giúp cho chúng ta có thể đốt rác thải, chất thải mà vẫn đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công nghệ xanh còn giúp tái chế rác thải thành các sản phẩm thứ sinh có lợi ích trong cuộc sống hàng ngày: rác thải hữu cơ thành phân bón, chai nhựa thành quần áo, giày dép,...
Bảo toàn năng lượng: Xăng dầu, than đá, dầu mỏ,... đều là những tài nguyên có hạn sẽ dần cạn kiệt nếu con người không có giải pháp hiệu quả. Việc chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sạch chính là cách để bảo toàn năng lượng, tiết kiệm chi phí sử dụng trong tương lai.
Phục hồi hệ sinh thái: Chúng ta cần hành động để phục hồi hệ sinh thái để đảm bảo các loài thực vật, động vật không bị tuyệt chủng; và công nghệ xanh chính là phương tiện để chúng ta làm điều này!
Ứng dụng công nghệ xanh trong đời sống
Phương tiện giao thông điện
Xe điện đang ngày trở thành phương tiện phổ biến tại các quốc gia, đặc biệt là ở Việt Nam. Nhiều thương hiệu xe điện được hình thành và phát triển trong những năm vừa qua nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Không chỉ là xe đạp điện, xe máy điện mà còn có cả oto điện, xe bus điện.
Điện năng lượng mặt trời
Điện năng lượng mặt trời đang được các nhà máy nhiệt điện, thủy điện sử dụng phổ biến. Đây là một loại năng lượng xanh, sạch giúp cho các gia đình tiết kiệm chi phí tiền điện.
Điện năng lượng mặt trời không chỉ được ưa chuộng sử dụng ở các thành phố với công suất lớn mà còn được sử dụng ở một số khu vực vùng núi bởi sự linh hoạt trong lắp đặt.
Xu hướng công nghệ xanh trong tương lai
Xây dựng ít carbon
Trước tình trạng báo động về ảnh hưởng tác động của ngành công nghiệp xây dựng với môi trường sống, cảnh quan và hệ sinh thái, các chuyên gia đô thị nhận định, phát triển công trình xanh và xây dựng ít carbon sẽ là một trong những giải pháp bền vững để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo đó, hệ thống sưởi ấm và làm lạnh được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường như tre, cây gai dầu nên tạo ra rất ít chất thải. Các tòa nhà sẽ tự sản xuất năng lượng, thường thông qua các tấm pin mặt trời trên mái nhà… Do đó, các chủ dự án, nhà đầu tư cần ý thức rằng các công trình ít carbon có ý nghĩa quan trọng cho một tương lai xanh.
Thu hồi và lưu trữ carbon
Để ngăn chặn viễn cảnh nhiệt độ toàn cầu tăng quá mức 1,5 độ C, chúng ta phải thúc đẩy công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon lấy carbon từ khí quyển và sử dụng nó để tạo ra nhiên liệu.
Hydro
Có nhiều dự đoán cho rằng đến năm 2050, Hydro cuối cùng sẽ cung cấp năng lượng cho hơn 400 triệu ô tô, lên tới 20 triệu xe buýt và hơn 20% số tàu khách. So với phương tiện chạy bằng động cơ đốt, xe chạy bằng hydro thân thiện với môi trường hơn nhiều.
Tái chế (hoàn thành xử lý chất thải)
Các công ty và tổ chức trên khắp thế giới đang tìm kiếm cách tái chế chất thải hiện có thành nhiên liệu, phân bón ... Tái chế nâng cấp là một thành phần của mô hình kinh tế tuần hoàn, một mô hình trong đó không tồn tại rác thải.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào công nghệ xanh. Điều này mang lại tác động tích cực đến nền kinh tế vì nó cho phép các công ty này tăng năng suất và giảm chi phí. Đồng thời công nghệ xanh cũng mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng bằng cách khuyến khích đổi mới và tạo việc làm, thúc đẩy nền kinh tế hơn nữa.
>>> Xem thêm: 5+ Giải pháp năng lượng xanh, sạch, bền vững
Kết luận:
Công nghệ xanh không chỉ đơn thuần là một xu hướng mà là một đòi hỏi cấp bách về kinh tế, môi trường và xã hội. Khi cộng đồng toàn cầu nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và tạo ra một thế giới trung hòa carbon thực sự, các nguyên tắc của ngành công nghiệp xanh sẽ đóng vai trò tiên phong trong quá trình chuyển đổi này. Các doanh nghiệp đón đầu xu thế bền vững sẽ là những đơn vị dẫn đầu, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, thu hút khách hàng và nhà đầu tư, đồng thời xây dựng khả năng chống chịu trong một thế giới luôn thay đổi.