CSR là gì? Vì sao doanh nghiệp cần thực hiện CSR?
Bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận, các doanh nghiệp ngày nay còn phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, xã hội và đạo đức kinh doanh. CSR ra đời như một giải pháp để doanh nghiệp cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm xã hội. Vậy CSR là gì, vì sao các doanh nghiệp cần thực hiện CSR?
CSR là gì?
CSR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Corporate Social Responsibility", dịch sang tiếng Việt là "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp". Đây là một khái niệm rộng, bao gồm các hoạt động và cam kết của doanh nghiệp đối với các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở việc tạo ra lợi nhuận.
>>> Xem thêm: ESG là gì? Vì sao ESG được các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm?
Vì sao doanh nghiệp cần thực hiện CSR?
Nâng cao giá trị thương hiệu và lợi thế cạnh tranh
Việc các công ty kinh doanh vì cộng đồng được các doanh nghiệp và đối tác rất quan tâm, thực hiện các chiến lược CSR chính là đòn bẩy quan trọng để doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín trên thị trường.
Thu hút vốn đầu tư
Thu hút nhà đầu tư dài hạn từ các doanh nghiệp và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn mới; xây dựng quan hệ với nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh.
Tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu trong dài hạn
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng và thay thế sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ví dụ như điện mặt trời mái nhà sẽ giúp bạn và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu lợi nhuận mà vẫn bảo đảm bảo bảo vệ môi trường.
Các loại trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp cần tuân thủ :
1. CSR môi trường: Các doanh nghiệp cần tập trung vào bảo vệ và bảo tồn môi trường. Cần đưa ra các sáng kiến để giảm ô nhiễm hoặc khí thải, bù đắp lượng khí thải carbon, tái chế chất thải và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
2. CSR đạo đức: Trách nhiệm đạo đức của một doanh nghiệp liên quan đến các giá trị đạo đức và niềm tin đạo đức của các tổ chức. Trong đó bao gồm tất cả các bên liên quan của công ty bao gồm: nhân viên, nhà đầu tư... Các vấn đề như bình đẳng giới, mức lương tối thiểu cao, v.v., thuộc CSR đạo đức.
3. CSR từ thiện: Các khoản đóng góp của doanh nghiệp cho tổ chức từ thiện được coi là hoạt động từ thiện.
4. CSR kinh tế: Một công ty không chỉ nên tạo ra lợi nhuận mà còn phải thực hiện các biện pháp công bằng như nộp thuế một cách có trách nhiệm để hỗ trợ nền kinh tế.
Các ví dụ về CSR ở Việt Nam
VinFast ra mắt ô tô điện
Vinfast đã ra mắt xe ô tô điện VinFast nhằm giới thiệu giải pháp ứng dụng công nghệ mới hướng tới việc bảo vệ môi trường, giảm khí thải ô nhiễm gây hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chiến dịch này nhằm nâng cao ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.
Vinamilk “Vươn cao Việt Nam”
Vinamilk – số 1 trong ngành sữa tươi tại Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tiên phong thực hiện CSR. Một số chiến dịch ý nghĩa đó là Vươn cao Việt Nam, Một triệu cây xanh,...
Kết luận:
CSR mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, bao gồm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro, tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp nên coi CSR là một chiến lược kinh doanh dài hạn, không chỉ để tạo ra lợi nhuận, mà còn để xây dựng một tương lai bền vững.