Giỏ hàng của bạn

Dấu chân nước là gì? Mối quan hệ giữa dấu chân nước và sự phát triển bền vững

Trong thời đại mà nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, khái niệm "dấu chân nước" đã trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là một thuật ngữ khoa học mà còn là một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tiêu thụ và tác động của chúng ta lên nguồn nước quý giá của Trái đất.

Dấu chân nước hay Water footprint là gì?

Water footprint hay còn gọi là dấu chân nước là tổng lượng nước dùng trong sản xuất được tiêu thụ bởi một cá nhân, cộng đồng hay một doanh nghiệp. Dấu chân nước là một chỉ số về sử dụng nước cả trực tiếp và gián tiếp của một người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất. Dấu chân nước của một quốc gia là tổng lượng nước dùng trong sản xuất tất, dịch vụ được cư dân của quốc gia đó tiêu thụ.

Dấu chân nước là gì

>>>> Xem thêm: Giảm phát thải carbon là gì? Biện pháp giảm phát thải carbon hiệu quả

Các thành phần của dấu chân nước

Dấu chân nước bao gồm 3 thành phần chính:

  1. Dấu chân nước xanh: Là lượng nước mưa mà cây cối hấp thụ và sử dụng trong quá trình sinh trưởng.

  2. Dấu chân nước xanh lam: Là lượng nước lấy từ các nguồn nước mặt (sông, hồ) hoặc nước ngầm để sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.

  3. Dấu chân nước xám: Là lượng nước cần thiết để làm sạch và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước thải, nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước.

Tại sao dấu chân nước lại quan trọng?

Các nước phát triển đang gia tăng “xuất khẩu” dấu chân nước của mình. Chẳng hạn, 42% dấu chân nước của châu Âu nằm nước ngoài. Việc một quản lý nguồn tài nguyên nước của đất nước như thế nào cho thấy trách nhiệm của nước đó trong việc quản lý nguồn nước ở các lưu vực sông khác và sự đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ nguồn nước. Vì vậy, dấu chân nước rất quan trọng bởi:

Hiểu rõ tác động của con người lên nguồn nước: Giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về việc sử dụng nước của mình và tác động của nó lên môi trường.

Đánh giá tính bền vững: Dấu chân nước là một công cụ hữu ích để đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Quản lý nguồn nước hiệu quả: Cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định về quản lý nguồn nước một cách hiệu quả hơn.

Mối quan hệ giữa dấu chân nước và sự phát triển bền vững

“Dấu chân nước” với “Phát triển bền vững” có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua việc đánh giá “Dấu chân nước” của một ngành sản xuất, chúng ta có thể hiểu được nước được sử dụng như thế nào ở từng lưu vực sông và điều đó quan hệ thế nào tới lượng nước có ở con sông và lượng nước cần thiết mà con sông đó để duy trì được đa dạng sinh học, duy trì các dịch vụ sinh thái cũng như đề ra được các phương án sử dụng nước một cách hợp lý và bền vững. 

Mối quan hệ của dấu chân nước và phát triển bền vững

Hiện nay, tại nhiều vùng xảy ra tình trạng là lượng nước có thể cung cấp ít hơn lượng nước mà ngành nông nghiệp và các ngành khác trong vùng có nhu cầu sử dụng, từ đó gây ra tình trạng thiếu nước trong sản xuất. Việc này cũng xuất phát từ nguyên nhân là chưa đánh giá một cách đầy đủ và đúng đắn về dấu chân nước của các ngành sản xuất trong vùng đó.

Mặt khác một trong những điều mà chúng ta có thể thực hiện để đảm bảo an ninh lương thực là sử dụng thông minh và có hiệu quả nguồn nước xanh lục. Chúng ta có thể giảm áp lực lên nguồn nước xanh lam từ sông hồ và tầng chứa nước dưới đất nước bằng cách thu gom và sử dụng hiệu quả nguồn nước mưa cũng như xử lý triệt để nguồn nước thải để tái sử dụng lại vào các mục đích phù hợp trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, như vậy “Dấu chân nước xanh lục”và “Dấu chân nước xám” cũng sẽ giảm đi và đó cũng là việc hướng đến mục tiêu “Phát triển bền vững”.

Làm Thế Nào Để Giảm Dấu Chân Nước?

  • Tiết kiệm nước trong sinh hoạt: Tắt vòi khi đánh răng, sửa chữa các đường ống bị rò rỉ, sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước.

  • Chọn mua các sản phẩm có dấu chân nước thấp: Ưu tiên các sản phẩm được sản xuất theo quy trình tiết kiệm nước.

  • Hạn chế tiêu thụ thịt: Sản xuất thịt tiêu tốn rất nhiều nước, vì vậy giảm tiêu thụ thịt sẽ giúp giảm đáng kể dấu chân nước.

  • Tái chế và tái sử dụng: Giảm thiểu lượng rác thải giúp giảm áp lực lên các hệ thống xử lý nước thải.

Tóm lại, dấu chân nước là một chỉ số quan trọng để đánh giá tác động của con người lên nguồn nước. Bằng cách hiểu rõ về dấu chân nước, chúng ta có thể đưa ra những quyết định thông minh để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.

Contact zalo