Giỏ hàng của bạn

Điện năng lượng tái tạo là gì? Cơ hội để phát triển tại Việt Nam ra sao?

Năng lượng tái tạo là các nguồn năng lượng được tạo ra từ các nguồn tài nguyên tự nhiên có thể phục hồi sau khi sử dụng. Bởi vậy, việc sử dụng điện năng lượng tái tạo luôn được quan tâm đứng trước bài toán khan hiếm nguồn tài nguyên. Ngoài ra, việc sử dụng điện năng lượng tái tạo có nhiều lợi ích cho môi trường, kinh tế và xã hội, bao gồm giảm thiểu các khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… Cùng NAAN tìm hiểu điện năng lượng tái tạo là gì cũng như cơ hội nào để Việt Nam phát triển ngành này.

Điện năng lượng tái tạo là gì?

Điện năng lượng tái tạo là nguồn điện năng được sản xuất từ năng lượng tự nhiên, có khả năng tái tạo và không gây ô nhiễm môi trường. Nói cách khác, đây là nguồn năng lượng sạch và vô hạn, được tạo ra từ các quá trình tự nhiên liên tục diễn ra trên Trái Đất.

>>> Xem thêm: Năng lượng tái tạo là gì? Vai trò và thực trạng sử dụng tại Việt Nam

Tại sao nên sử dụng điện năng lượng tái tạo

1. Bảo vệ môi trường

Giảm thiểu khí thải nhà kính: Năng lượng tái tạo không thải ra các chất gây ô nhiễm như carbon dioxide (CO2), sulfur dioxide (SO2), nitrogen oxides (NOx),... góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

Giảm ô nhiễm không khí và nước: Quá trình sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo ít gây ô nhiễm không khí và nguồn nước hơn so với các nguồn năng lượng truyền thống.

2. Đảm bảo an ninh năng lượng

Giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch: Các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá có nguồn cung hạn chế và giá cả biến động. Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng này, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đa dạng hóa nguồn cung: Năng lượng tái tạo có thể được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như mặt trời, gió, nước,... giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và giảm rủi ro gián đoạn.

3. Phát triển kinh tế

Tạo việc làm: Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo tạo ra nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực sản xuất, lắp đặt, bảo trì và nghiên cứu.

Thúc đẩy đổi mới công nghệ: Việc phát triển và ứng dụng các công nghệ năng lượng tái tạo thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia.

4. Tiết kiệm chi phí dài hạn

Giảm chi phí vận hành: Các hệ thống năng lượng tái tạo thường có chi phí vận hành thấp hơn so với các hệ thống nhiệt điện truyền thống.

Tăng giá trị tài sản: Các tòa nhà và cơ sở sản xuất sử dụng năng lượng tái tạo thường có giá trị cao hơn trên thị trường.

5. Đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng trưởng

Nguồn năng lượng vô hạn: Các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió,... là vô hạn, có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của con người.

Các loại năng lượng tái tạo có thể biến đổi thành điện năng

1. Năng lượng mặt trời

Hàng ngàn năm qua con người đã biết sử dụng năng lượng mặt trời để trồng trọt, chăn nuôi, sưởi ấm và làm khô thức ăn. Ngày nay, chúng ta sử dụng ánh nắng mặt trời theo nhiều cách như sưởi ấm ngôi nhà, làm nóng nước, tạo ra điện cung cấp cho các thiết bị điện – điện tử…

Hệ thống phát điện bằng các tấm pin năng lượng mặt trời không phát thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, chúng chỉ cần được lắp đặt đúng cách thì hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời ít tác động đến môi trường.

2. Năng lượng từ gió

Nguồn năng lượng gió được tạo ra nhờ sức gió thông qua các tuabin gió. Trong đó, các tuabin gió thường có quy mô lớn và có công suất từ 600 kW đến 9 MW. Khi tốc độ gió tăng sẽ làm sản lượng điện tăng lên và ngược lại để đạt công suất tối đa cho tuabin.

Ngày nay, các tuabin gió được xây dựng rất cao với đường kính cánh gió rất lớn giúp sản xuất ra một lượng điện tương đối lớn dựa vào sức gió thổi.

3. Thủy điện

Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia, với các nhà máy thủy điện quy mô rất lớn. Thủy điện phụ thuộc vào nước – thường là dòng nước chảy với tốc độ nhanh ở các con sông hoặc nước chảy nhanh từ trên cao xuống như thác, chúng ta sẽ tận dụng sức nước để thiết lập các tuabin máy phát điện.

4. Năng lượng sinh khối

Sinh khối có nguồn gốc từ động thực vật và bao gồm cây trồng, gỗ thải và cây cối. Khi sinh khối bị đốt cháy, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt và có thể tạo ra điện bằng tuabin hơi nước.

5. Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt được sinh ra từ sự hình thành ban đầu của Trái Đất và sự phân rã phóng xạ của các khoáng chất. Ở những khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao có thể được dùng để khai thác và tạo ra điện. Tuy nhiên, việc khai thác loại năng lượng này hiện nay vẫn còn hạn chế. 

Các dạng năng lượng tái tạo khác

Năng lượng từ thủy triều, đại dương và phản ứng tổng hợp hydro nóng là những dạng khác có thể được sử dụng để tạo ra điện năng lượng tái tạo. Những dạng năng lượng tái tạo này đang được các nhà khoa học thảo luận để giải quyết trong cuộc khủng hoảng năng lượng sắp tới.

Cơ hội nào cho ngành điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Việt Nam là đất nước có tiềm năng tự nhiên lớn cho phát triển điện năng lượng tái . Với hơn 3.200 giờ nắng mỗi năm và hàng trăm dòng sông, Việt Nam có thể tận dụng ánh sáng mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối để sản xuất năng lượng tái tạo.

Chính phủ Việt Nam cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nhằm thu hút đầu tư trong ngành này. Chính phủ Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cấu trúc nguồn điện lên 7% vào năm 2020 và 10% vào năm 2030. Điều này tạo động lực cho sự phát triển và đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Đặc biệt, Việt Nam đã thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực điện năng lượng tái tạo. Với môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các dự án của doanh nghiệp

Kết luận:

Các quốc gia trên thế giới không chỉ tăng tốc việc cài đặt các hệ thống/thiết bị sản xuất điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo mà còn tích hợp chúng vào các cơ sở hạ tầng. Vì vậy, để thực hiện kế hoạch phát triển Việt Nam trở thành đất nước xanh hãy sử dụng điện năng lượng tái tạo ngay hôm nay

Contact Me on messenger
Contact zalo