Điện sinh khối là gì? Tiềm năng điện sinh khối ở Việt Nam ra sao?
Đối với ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, điện sinh khối đóng vai trò quan trọng, mang đến nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường. Việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này không chỉ giúp giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, hướng tới bảo vệ môi trường mà còn cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho đời sống cũng như sản xuất. Điện sinh khối là gì? Quy trình tạo ra điện sinh khối như thế nào? Bài viết dưới đây của NAAN sẽ giải đáp giúp bạn.
Điện sinh khối là gì?
Điện sinh khối là một dạng năng lượng tái tạo được sản xuất bằng nguồn tài nguyên sinh khối là các cây trồng, rừng, rác thải hữu cơ và các tài nguyên khác để tạo ra điện năng. Quá trình sản xuất điện sinh khối được theo dõi từ khâu thu hoạch, và biến đổi sinh khối thành nhiệt năng, điện năng hoặc dùng làm nhiên liệu đốt cháy.
So với các nguồn năng lượng khác, điện sinh khối giống với năng lượng hóa thạch ở chỗ nó có sẵn khi cần sử dụng. Đây cũng là hạn chế khi mà nhiên liệu của điện sinh khối cần phải được sản xuất, lưu trữ không giống với nguồn cung của các loại năng lượng tái tạo khác như điện nước, điện gió, điện mặt trời. Bên cạnh đó, việc khai thác năng lượng từ điện sinh khối có thể phát thải khí CO2, điều này cần được kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo các quy định về môi trường.
>>> Xem thêm: Điện mặt trời là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao?
Tiềm năng điện sinh khối ở Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Công Thương, nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam tăng gấp đôi so với tỷ lệ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ này chỉ ở mức xấp xỉ 1. Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ngày càng gia tăng và đã tăng hơn 4 lần từ 2005-2030, khả năng tiêu thụ năng lượng điện tăng gần 400% trong vòng 10 năm từ 1998-2008. Với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng.
Với tiềm năng về phong điện, thủy điện, điện mặt trời, có thể nói, Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối từ chất thải từ nông nghiệp, rác, nước thải đô thị… phân bổ rộng khắp trên toàn quốc. Lượng sinh khối khổng lồ này, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người.
Là một đất nước nông nghiệp, Việt Nam có nguồn sinh khối lớn và đa dạng từ gỗ củi, trấu, bã cà phê, ... Phế phẩm nông nghiệp rất phong phú dồi dào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng phế phẩm nông nghiệp toàn quốc và vùng Đồng bằng sông Hồng với 15% tổng sản lượng toàn quốc. Mỗi năm tại Việt Nam có gần 60 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp trong đó 40% được sử dụng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hộ gia đình và sản xuất điện.
Nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao thì giải pháp sử dụng nguồn điện sinh khối để thay thế mang ý nghĩa to lớn trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Hơn nữa, Việt Nam lại có tiềm năng to lớn để phát triển điện sinh khối cả trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, số các dự án năng lượng tái tạo vẫn còn quá ít và chỉ có vài dự án là điện sinh khối nối lưới, việc đầu tư mang nặng tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của quốc gia.
Quy trình sản xuất điện sinh khối
Hiện nay, có rất nhiều cách để sản sinh điện năng từ sinh khối. Ví dụ như:
Đốt sinh khối trực tiếp: Cách này được thực hiện đơn giản và dễ dàng để biến sinh khối thành điện năng. Phương pháp này được ứng dụng nhiều nhất trong các nhà máy điện sinh khối hiện nay.
Với cách này, chúng ta có thể tạo ra hơi nước có áp suất cao. Khi đó, hơi nước được thu về để làm cho tuabin quay và sản sinh ra điện. Một số nhiên liệu sinh khối hay được dùng để đốt trực tiếp có thể kể đến như viên nén gỗ, trấu, mùn cưa, gỗ, dăm bào,…
Pin nhiên liệu: Cơ chế rất đơn giản, chỉ cần cung cấp khí sinh học có độ tinh khiết cao cho pin nhiên liệu để tạo điện. Khi đó, nếu nhiên liệu có lẫn tạp chất sẽ được lọc ra để đảm bảo hiệu quả.
Bên cạnh đó, các loại nhiên liệu lỏng như ethanol, dầu sinh học cũng có thể được dùng thay thế cho khí sinh học.
Phân hủy kỵ khí: Các chất thải hữu cơ sẽ được đưa vào bể chứa ngăn cách với khí oxi để diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí. Quá trình này sẽ tạo ra khí metan và được lọc sạch để phục vụ việc tạo điện sinh khối.
Kết luận:
Để phát triển điện sinh khối, chúng ta cần tuyên truyền, khuyến khích các hình thức sáng tạo, phát triển công nghệ và khoa học để tạo ra một tương lai năng lượng sạch, bền vững. Chỉ khi chung tay và hợp sức, chúng ta mới có thể xây dựng một hành tinh xanh để truyền tại cho thế hệ tương lai.