Giỏ hàng của bạn

Các giải pháp sử dụng năng lượng bền vững hiện nay

Tình trạng khai thác quá mức các nguồn năng lượng hóa thạch đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên. Vì vậy, việc chuyển đổi sang sử dụng và tìm đến giải pháp năng lượng bền vững là một yêu cầu cấp thiết.

Năng lượng bền vững là gì?

Năng lượng bền vững là loại năng lượng đáp ứng được nhu cầu năng lượng của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói cách khác, đây là nguồn năng lượng sạch, tái tạo được và thân thiện với môi trường.

Năng lượng theo hướng bền vững thường là năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, thuỷ điện. Các công nghệ năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh học và năng lượng thủy triều cũng đóng góp vào hệ thống năng lượng sạch. Những nguồn năng lượng này không cạn kiệt và không có tác động xấu đối với môi trường.

>>> Xem thêm: Năng lượng sạch - Giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả

Thực trạng ngành Năng lượng Việt Nam

Trong ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh và sử dụng nhiều năng lượng vừa qua, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2011, trong khi nhu cầu điện tăng trung bình 10–11% mỗi năm.

Tính đến cuối năm 2022, quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN. Các nguồn sản xuất năng lượng chính ở Việt Nam hiện nay là than đá (25,31 GW, chiếm tỷ trọng 32,5%), thủy điện (22,54 GW, chiếm tỷ trọng 29,0%) và năng lượng tái tạo (bao gồm điện gió và điện mặt trời, 20,16 GW, chiếm tỷ trọng 26,4%).

Ngoài ra, tỷ trọng của tua-bin khí (7,16 GW, chiếm tỷ trọng 9,2%) cũng rất đáng chú ý. Việt Nam cũng đã triển khai hệ thống biểu giá mua điện, tạo động lực mạnh mẽ cho các hộ gia đình và công ty xây dựng các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà. Điều đó dẫn đến công suất năng lượng mặt trời lắp đặt tăng hơn 9 GW trong vòng chưa đầy một năm. Sự phát triển nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo gây ra tình trạng quá tải phân phối cục bộ do công suất truyền tải chưa được phát triển đồng bộ.

Hiện nay, Việt Nam gần như tự cung tự cấp năng lượng. Phần lớn than và khí đốt được sử dụng để sản xuất năng lượng là trong nước, nhưng trong tương lai, nếu công suất năng lượng hóa thạch tăng theo kế hoạch, cả nhập khẩu khí đốt và than dự kiến sẽ tăng. Bên cạnh việc nhập khẩu nhiên liệu, còn có công suất kết nối 2 GW sang các nước láng giềng, Lào và Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu thực tế ở mức tương đối thấp.

Các giải pháp sử dụng năng lượng bền vững hiện nay

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai, dưới đây là các giải pháp sử dụng năng lượng bền vững Chính phủ đưa ra:

Ban hành luật tái tạo năng lượng

Chính phủ cần ban hành chính sách, Luật năng lượng tái tạo và các văn bản hướng dẫn phù hợp với quan điểm và mục tiêu phát triển bền vững năng lượng dài hạn của Việt Nam.

Khuyến khích tham gia toàn xã hội

Ban hành các chính sách khuyến khích toàn xã hội tham gia sản xuất và sử dụng năng lượng sạch. Đầu tiên cần có chính sách lắp đặt điện áp mái để phát triển năng lượng mặt trời. Đây sẽ là tiền đề rất lớn để tạo ra nguồn năng lượng sạch, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Nâng cấp hạ tầng lưới điện

Chính phủ cần tiến hành nâng cấp đường dây tải trọng lưới điện, cập nhật giá bán và giá mua điện. Cụ thể hóa chính sách phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Khuyến khích năng lượng sạch

Trên thế giới, xu thế chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo đang diễn ra nhanh chóng, gắn với yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Mục tiêu hàng đầu là giảm phát thải khí nhà kính đã được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam cam kết cụ thể tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26). Chuyển đổi sang năng lượng xanh đang là xu thế tất yếu toàn cầu.

>>> Xem thêm: 5 Giải pháp tối ưu hóa năng lượng hiệu quả

Thách thức đối với sự phát triển bền vững của ngành Năng lượng

Sự phát triển của ngành Năng lượng Việt Nam trong thời gian tới phải đối mặt với hai thách thức cơ bản.

- Không phù hợp của chiến lược trước đây

Nguồn năng lượng của Việt Nam dựa vào thủy điện và than đá như những nguồn năng lượng chủ đạo. Trong 35 năm qua, thủy điện và than đá là những nguồn chính giúp mở rộng việc phát điện của Việt Nam, với tỷ trọng của cả hai nguồn này lên tới gần 80% vào năm 2020. Tuy nhiên, chiến lược này một mặt, Việt Nam đã khai thác triệt để mọi nguồn thủy điện tiềm năng nên việc xây dựng các nhà máy thủy điện quy mô lớn không còn khả thi (Dapice, 2018). Do đó, Việt Nam sẽ chỉ có thể dựa vào các nguồn thủy điện quy mô nhỏ để xây dựng các nhà máy thủy điện mới trong những thập kỷ tới.

- Sự gia tăng nhanh chóng lượng phát thải các-bon

Việc này khiến Việt Nam gặp rất nhiều thách thức trong việc đạt được mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon vào năm 2050. Việt Nam đang có xu hướng phát thải các-bon tăng nhanh (tăng theo hệ số 14 từ năm 1990 đến năm 2018, trong khi hệ số này đối với tổng thể của thế giới chỉ là 1,7). Hơn nữa, xu hướng gia tăng này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng đến năm 2040 nếu Việt Nam không thực hiện những thay đổi mạnh mẽ để thúc đẩy sự bền vững.

Công ty Cổ Phần NAAN được thành lập với sứ mệnh mang đến giải pháp năng lượng toàn diện thông qua các sản phẩm, dịch vụ mà chúng tôi tự hào giới thiệu đến qúy khách hàng. Đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật trình độ cao, chúng tôi cam kết đồng hành cùng qúy khách hàng với sự hài lòng tuyệt đối trong suốt chặng đường thành công và phát triển trong tương lai. NAAN cam kết giúp các nhà máy tiết kiệm tối đa chi phí, tối ưu vận hành nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời đóng góp tích cực vào chiến lược Công nghiệp xanh – Hành tinh xanh.

Kết luận:

Như vậy, việc sử dụng giải pháp năng lượng bền vững không chỉ là một lựa chọn mà còn là một yêu cầu cấp bách để bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Contact zalo