Giải pháp phát triển bền vững hiệu quả để hoàn thành mục tiêu 2030
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng cao, dẫn đến nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Phát triển kinh tế không đi đôi với bảo vệ môi trường sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp phát triển bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhân loại.
Thực trạng phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay
Việt Nam đã thực hiện cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam năm 2004, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch Hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự (CTNS) 2030 vì sự phát triển bền vững. Mục tiêu phát triển bền vững là duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm quyền bình đẳng; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững.
Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc tăng mức độ bao phủ của các dịch vụ xã hội nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 21% năm 2010 xuống còn 5% năm 2020 (Ngân hàng Thế giới, 2022). Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, các dân tộc, giữa khu vực nông thôn và thành thị. Năng lượng sạch với giá thành hợp lý đạt được mục tiêu đề ra với tỷ lệ chủ yếu dựa vào nhiên liệu sạch. Ngoài ra, đình đẳng giới còn gặp nhiều thách thức cụ thể với tỷ lệ tảo hôn trước 18 tuổi
Những hạn chế và thách thức đặt ra khi thực hiện mục tiêu
Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều vấn đề chưa bền vững. Tăng trưởng kinh tế chưa cao và chưa bắt kịp các nước trong khu vực. Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, chưa dựa vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Mô hình tăng trưởng vẫn còn phụ thuộc chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước.
Hai là, hệ thống chính sách còn tồn tại một số bất cập trong quá trình ban hành và triển khau. Hệ thống văn bản chính sách còn cồng kềnh, phức tạp; cơ chế chính sách còn thiếu đồng bộ, năng lực quản trị của các cơ quan nhà nước còn yếu, nhất là ở cấp cơ sở.
>>> Xem thêm: Kế hoạch phát triển bền vững đến năm 2030
Giải pháp phát triển bền vững hiệu quả
Một là, nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Hai là, hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội... cùng tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Phát huy vai trò của Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Năng lực cạnh tranh và các cơ chế liên ngành khác trong việc kết nối và thúc đẩy sự phối hợp trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu.
Ba là, tăng cường và huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia
Bốn là, chú trọng đến giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ là quốc sách để Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là là nhân tố quyết định cho sự phát triển và nhân tố cho tăng trưởng bền vững.
Kết luận:
Tại Việt Nam, phát triển bền vững được xác định là mục tiêu quan trọng trong toàn bộ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,văn minh, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Vì vậy cần áp dụng giải pháp phát triển bền vững nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2030 trong điều kiện tình hình mới.