Giỏ hàng của bạn

Giảm phát thải carbon là gì? Biện pháp giảm phát thải carbon hiệu quả

Đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động, giảm phát thải carbon là một trong những vấn đề được toàn cầu đặc biệt quan tâm. Đây là vấn đề không chỉ giúp cải thiện môi trường, mà còn nâng cao chất lượng đời sống con người thúc đẩy kinh tế phát triển. Hãy cùng Naangroup tìm hiểu giảm phát thải carbon là gì? Các biện pháp giảm phát thải carbon mà doanh nghiệp có thể thực hiện ngay hôm nay.

Giảm phát thải carbon là gì?

Giảm phát thải carbon là việc giảm thiểu lượng khí carbon dioxide (CO2) và các khí nhà kính khác thải ra môi trường. Trong đó, khí CO2 được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Từ đó, gây ra biến đổi khí hậu với các hiện tượng như băng tan, thời tiết thay đổi thất thường,…, tăng mực nước biển, mất đa dạng sinh học,...

>>>Xem thêm: ESG là gì? Vì sao ESG được các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm?

Nguyên nhân gây ra tình trạng phát thải carbon 

Theo Workbank, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, và vì thế lượng phát thải carbon cũng tăng theo. Kinh tế phát triển đã kéo theo tình trạng ô nhiễm không khí của Việt Nam tăng cao. Các nguyên nhân gây ra tình trạng phát thải carbon ngày bao gồm:

  • Đối nhiên liệu hóa thạch như: than đá, dầu mỏ và các loại khí đốt để sản xuất điện hoặc nhiệt... Quá trình này sẽ sản sinh ra khí CO2 và đi vào khí quyển và làm tăng hiệu ứng nhà kính.
  • Chặt phá rừng trái phép: Rừng là lá phổi xanh của trái đất làm giảm lượng CO2 trong không khí. Do đó tình trạng chặt phá rừng quá mức dẫn đến suy thoái môi trường, và làm giảm khả năng hấp thụ CO2.
  • Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp bao gồm cả ngành công nghiệp gỗ cũng gây ra tình trạng phát thải carbon.
  • Giao thông vận tải: các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, tàu hỏa… cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã sản sinh ra lượng khí CO2 lớn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở những thành phố có mật độ giao thông cao như Hà Nội, TP.HCM.

Hậu quả nghiêm trọng của phát thải carbon

Sau khi tìm hiểu giảm phát thải carbon là gì bạn có thể biết việc phát thải carbon đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với môi trường và cuộc sống của con người. Dưới đây là một số tác động đáng lo ngại nhất:

Biến đổi khí hậu

  • Tăng nhiệt độ toàn cầu: Khí carbon dioxide (CO2) là một loại khí nhà kính, giữ nhiệt trong khí quyển, dẫn đến nhiệt độ Trái đất tăng lên.
  • Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Biến đổi khí hậu làm gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán, sóng nhiệt, gây ra thiệt hại về người và tài sản.
  • Mực nước biển dâng: Băng tan ở các cực làm tăng mực nước biển, đe dọa các vùng đất thấp và các thành phố ven biển.
  • Mất đa dạng sinh học: Nhiệt độ tăng cao, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài động thực vật, gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

  • Các bệnh hô hấp: Ô nhiễm không khí do khí thải carbon gây ra các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi.
  • Các bệnh liên quan đến nhiệt độ như say nắng, đột quỵ.
  • Bệnh truyền nhiễm: Biến đổi khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của các bệnh truyền nhiễm.
  • Thiếu lương thực: Hạn hán, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây ra thiếu lương thực và đẩy giá thực phẩm tăng cao.

Tác động đến kinh tế

  • Thiệt hại về cơ sở hạ tầng: Các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, nhà cửa.
  • Giảm năng suất lao động: Sóng nhiệt và ô nhiễm không khí làm giảm năng suất lao động.
  • Chi phí thích ứng cao: Các quốc gia phải đầu tư rất nhiều nguồn lực để thích ứng với biến đổi khí hậu, gây áp lực lên ngân sách.

Mất cân bằng hệ sinh thái

  • Rạn san hô bị phá hủy: Tăng nhiệt độ nước biển và độ axit hóa đại dương làm cho rạn san hô bị tẩy trắng và chết.
  • Cháy rừng: Làm giảm diện tích rừng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ CO2 của rừng.
  • Suy giảm nguồn nước: Băng tan và hạn hán làm giảm nguồn nước ngọt, gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Biện pháp giảm phát thải carbon

Để giảm phát thải carbon chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng năng lượng tái tạo: Giảm thiểu sử dụng năng lượng than đá chuyển dần sang năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió,… có thể giúp giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường.
  • Tiết kiệm năng lượng: chuyển dịch sang sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, thực hiện tiết kiệm điện, cải thiện cách sử dụng các thiết bị điện, làm mát và sưởi ấm…
  • Ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường như xe điện, xe hybrid hoặc phương tiện giao thông công cộng, thay vì phương tiện chạy bằng xăng hoặc dầu diesel sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon.
  • Trồng cây xanh: Trồng nhiều cây xanh tại các khu đô thị, căn hộ,...giúp hấp thụ khí CO2 và cung cấp O2, đây là biện pháp đóng góp tích cực vào việc giảm phát thải carbon.
  • Bảo vệ rừng: Bảo vệ rừng và khai thác gỗ bền vững là cách hiệu quả để giảm phát thải carbon.

Thách thức trong việc giảm phát thải carbon

Vấn đề thực hiện giảm phát thải carbon vẫn còn đang đứng trước những khó khăn 

  • Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu: Quá trình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khó lường và nghiêm trọng, gây ra tác động tiêu cực không chỉ với môi trường mà còn cả đời sống của con người. Giảm phát thải carbon là một nhiệm vụ quan trọng giúp ngăn sự biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đảm bảo tính bền vững cho thế hệ tương lai.
  • Hợp tác quốc tế và chính sách hỗ trợ: Việc giảm phát thải carbon cần sự hợp tác toàn cầu, chung tay của nhiều quốc gia, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân. Hợp tác quốc tế trong việc thực hiện chính sách giảm CO2 sẽ tạo ra môi trường trong lành, thúc đẩy sự phát triển, cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho các quốc gia.
  • Đổi mới công nghệ và phát triển bền vững: sử dụng công nghệ xanh, chuyển từ nguồn năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo, chế tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Kết luận:

Mặc dù giảm phát thải carbon là một nhiệm vụ đầy thách thức, nhưng rất cần thiết để bảo vệ Trái Đất trước sự biến đổi khí hậu. Thông qua việc tìm hiểu giảm phát thải carbon là gì giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển bền vững hoàn chỉnh, chúng ta có thể góp phần tạo nên một tương lai tích cực hơn cho Trái Đất và thế hệ tương lai.

Contact zalo