Giỏ hàng của bạn

Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả

Phát thải khí nhà kính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và khí hậu. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến con người và hoạt động sản xuất. Xác định được nguồn phát thải và có các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính là việc làm cần thiết và kịp thời để xây dựng nền cuộc sống phát triển bền vững và lâu dài.

Phát thải khí nhà kính là gì?

Phát thải khí nhà kính là hoạt động thải ra môi trường các chất có hại, gây nên hiệu ứng khí nhà kính và làm ô nhiễm môi trường. Phát thải có thể xảy ra ở nhiều dạng khác nhau.

Các nguyên nhân chính gây ra khí nhà kính gồm:

- Đốt cháy than, dầu và khí đốt tự nhiên tạo ra điện, vận chuyển năng lượng hay cung cấp nhiệt sẽ tạo ra CO2.

- Hoạt động khai thác than, dầu khí bừa bãi, chôn lấp rác thải chiếm 55% lượng khí metan do con người gây ra. 

- Hầu hết khí thải oxit nitơ do con người gây ra phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp. Vi khuẩn trong đất và nước chuyển đổi nitơ thành oxit nitơ một cách tự nhiên, nhưng việc sử dụng phân bón và quá trình phân hủy phân bón sẽ làm tăng thêm quá trình này do đưa nhiều nitơ vào môi trường hơn.

giảm phát thải nhà kính

Ảnh hưởng của phát thải khí nhà kính đến môi trường

Thay đổi khí hậu: khí nhà kính làm nhiệt độ của Trái Đất nóng lên. Từ đó, dẫn đến việc xuất hiện thường xuyên các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, bão, hạn hán, cháy rừng…

Băng tan: Nhiệt độ Trái Đất nóng lên gây nên hiện tượng băng tan, làm mực nước biển dâng cao có thể lên đến 1,5m, nhấn chìm vùng ven biển, đất thấp. Việt Nam chúng ta cũng nằm trong nơi bị ảnh hưởng của băng tan.

Ảnh hưởng đến con người: con người ảnh hưởng trực tiếp từ những biến đổi từ thiên nhiên, gây khó khăn trong việc sản xuất, sinh hoạt.

Sinh vật khác: Việc thay đổi khí hậu, thiên tai ảnh hưởng lớn đến vật nuôi, cây trồng. Điều này ảnh hưởng lớn đến trồng trọt và chăn nuôi, làm giảm năng suất và chất lượng.

>>> Xem thêm: Giải pháp giảm phát thải nhà máy hiệu quả

Làm thế nào để giảm khí thải nhà kính?

- Thực hiện tổ chức theo lộ trình để thực hiện hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hấp thụ khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế. Kiểm kê khí nhà kính và báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành, lĩnh vực và cấp cơ sở có liên quan

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc thực hiện cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

- Xây dựng, triển khai phương thức hợp tác giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

giải pháp giảm phát thải nhà kính

- Lĩnh vực nông nghiệp thực hiện việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua các biện pháp như ứng dụng các giải pháp quản lý cây trồng tổng hợp; áp dụng các công nghệ hiện đại trong trồng trọt như tưới khô ướt xen kẽ và SRI ở vùng có hạ tầng đầy đủ; hiện đại hoá tưới nước và bón phân cho cây dài ngày; bón phân compost và nông nghiệp hữu cơ; thay phân đạm bằng các loại phân chậm tan, phân hóa chậm; cải thiện khẩu phần ăn gia súc nhai lại; tuần hoàn chất thải nông nghiệp làm phân hữu cơ; phát triển sử dụng khí sinh học…

- Thực hiện các biện pháp quản lý, giảm phát sinh chất thải rắn; phát triển và áp dụng công nghệ tái chế chất thải rắn; thu hồi, đốt và sử dụng khí mê-tan từ bãi chôn lấp chất thải rắn; tối ưu điều kiện xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học để loại bỏ khí mê-tan từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt;...

- Sử dụng điều hòa nhiệt độ với hiệu suất cao trong dịch vụ thương mại và gia dụng; sử dụng đèn thắp sáng tiết kiệm điện; sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời; sử dụng khí sinh học và nhiên liệu sạch hơn thay than cho đun nấu gia đình ở nông thôn; sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp; sử dụng các thiết bị điện, …

>>> Xem thêm: Giải pháp phát triển bền vững hiệu quả để hoàn thành mục tiêu 2030

Kết luận

Hiện nay, chính phủ nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ môi trường. Vì vậy việc đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính là mục tiêu trước mắt, hướng đến sự phát triển bền vững nền kinh tế mà mỗi cá nhân cần thực hiện.

Contact zalo