Giải pháp giảm phát thải nhà máy hiệu quả
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, các nhà máy công nghiệp đang đối mặt với áp lực lớn trong việc giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Việc giảm phát thải nhà máy không chỉ là trách nhiệm của các doanh nghiệp mà còn là yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của hành tinh.
Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đến 2030
Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương năm 2014 là 100,5 triệu tấn CO2, năm 2014 là 129,7 triệu tấn, năm 2018 là 171,3 triệu tấn và năm 2020 là 215,3 triệu tấn.
Nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp, thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại COP26, Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Kế hoạch đặt mục tiêu lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp đến năm 2025, bằng nguồn lực trong nước giảm ít nhất 8,2% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU), tương ứng với 36,2 triệu tấn CO, tương đương (CO₂tđ) trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp.
Tại sao giảm phát thải lại quan trọng?
Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước và đất.
Chống biến đổi khí hậu: Hạn chế hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Đảm bảo sức khỏe: Cải thiện chất lượng không khí, giảm thiểu các bệnh liên quan đến ô nhiễm.
Phát triển bền vững: Đảm bảo nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai.
Giải pháp giảm phát thải nhà máy hiệu quả
Để đạt được các mục tiêu giảm phát thải nhà máy trong sản xuất sẽ thu hồi năng lượng từ nhiệt thải, tối ưu hóa quá trình đốt, sử dụng các thiết bị hiệu suất cao như lò hơi, lò hun, đèn chiếu sáng, động cơ điện, hệ thống bơm, lắp đặt biến tần cho dây chuyền sản xuất, triển khai hệ thống quản lý năng lượng.
Ngoài ra, năng lượng sẽ giảm phát thải thông qua phát triển phát triển phát triển các nhà máy điện năng lượng tái tạo như hệ thống điện mặt trời tập trung, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, thủy điện, điện sinh khối, phát triển tuabin khí hỗn hợp sử dụng khí tự nhiên trong nước...
Quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm sẽ áp dụng công nghệ tốt nhất để giảm phát thải nhà máy trong quy trình sản xuất các ngành lĩnh vực như sản xuất hóa chất, thép, sử dụng môi chất lạnh thân thiện với khí hậu.
Ưu tiên sử dụng nguyên liệu tái chế thay thế nguyên liệu mới. Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất.
Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quy định về hệ thống, báo cáo và thẩm định giảm phát thải khí nhà kính, kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực, cấp cơ sở của ngành.
Đặc biệt, lồng ghép nội dung giảm phát thải khí nhà kính và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan của ngành và tăng cường các biện pháp giảm phát thải khí metan ở các lĩnh vực có tiềm năng như khai thác khoáng sản, dầu, khí và than…
>>> Xem thêm: Giải pháp giảm phát thải ngành công nghiệp hiệu quả
Kết luận:
Trong một thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, việc giảm phát thải nhà máy là một nhiệm vụ cấp bách. Bằng cách đầu tư vào công nghệ xanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất và thay đổi hành vi tiêu dùng, chúng ta có thể tạo ra một tương lai bền vững cho thế hệ mai sau. Hãy cùng nhau chung tay hành động, vì một trái đất xanh và sạch hơn!