Giải pháp giảm thiểu phát thải hiệu quả cho doanh nghiệp
Trái đất đang nóng lên, băng tan, mực nước biển dâng cao – những hiện tượng khí hậu cực đoan đang đe dọa cuộc sống của chúng ta. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do lượng khí thải nhà kính ngày càng tăng. Để bảo vệ hành tinh và thế hệ tương lai, việc giảm thiểu phát thải đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết.
Giảm phát thải là gì?
Giảm phát thải là chiến lược hiệu quả hướng đến sử dụng tài nguyên hợp lý liên quan đến các biện pháp và chiến lược nhằm giảm lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Giảm phát thải không chỉ giúp giảm áp lực lên môi trường mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.
>>> Xem thêm: Giảm phát thải carbon là gì? Biện pháp giảm phát thải carbon hiệu quả
Vì sao phải giảm thiểu phát thải?
Giảm biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu dẫn đến sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán ... Điều này gây thiệt hại lớn cho con người, tài sản và môi trường. Nhiệt độ tăng lên làm mất cân bằng sinh thái động thực vật có thể dẫn đến tuyệt chủng
Bảo vệ sức khỏe con người
Khí nhà kính thường tạo nên các chất ô nhiễm không khí đặc biệt gây hại cho sức khỏe và làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch.
Đảm bảo phát triển bền vững
Nhiều ngành như nông nghiệp, du lịch, và năng lượng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Giảm phát thải giúp duy trì sự ổn định và phát triển bền vững cho các ngành này. Giảm phát thải khí nhà kính giúp ngăn ngừa di dân do thiên tai, giữ vững an ninh và ổn định xã hội.
Thực trạng giảm thiểu phát thải khí tại Việt Nam
Việt Nam đã đề ra Chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Đến năm 2030, nước ta đặt mục tiêu tiêu thụ 175-195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) năng lượng sơ cấp, và tăng lên 320-350 triệu TOE vào năm 2045. Tỷ trọng năng lượng tái tạo dự kiến sẽ chiếm 20-25% tổng năng lượng sơ cấp vào năm 2030 và tăng lên 60-65% vào năm 2045. Bước đầu Việt Nam đã có một số kết quả đạt được trong việc giảm phát thải:
Lĩnh vực năng lượng: tập trung giảm phát thải qua việc sử dụng thiết bị hiệu suất cao, đèn tiết kiệm điện, thiết bị đun nước nóng mặt trời, và nhiên liệu sạch hơn. Cung cấp năng lượng sẽ phát triển năng lượng tái tạo, điện sinh khối, và công nghệ tua-bin khí hỗn hợp dùng LNG. Đến cuối năm 2020, tổng công suất điện mặt trời đạt 16.700 MW, đưa Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia phát triển năng lượng tái tạo nhanh nhất thế giới.
Trong lĩnh vực xử lý chất thải, 71% chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, 16% chế biến compost, và 13% đốt.
Lĩnh vực công nghiệp giảm 4,06 triệu tấn CO2 vào năm 2020.
Giải pháp giảm thiểu phát thải hiệu quả
Sử dụng hiệu quả năng lượng
Để sử dụng năng lực hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính, nên sử dụng điều hòa nhiệt độ và thiết bị lạnh hiệu suất cao trong dịch vụ thương mại và gia dụng; sử dụng đèn thắp sáng tiết kiệm điện; sử dụng thiết bị đun nước nóng mặt trời; sử dụng khí sinh học, sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp; giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu đối với xe cơ giới; chuyển đổi phương thức vận tải hành khách và hàng hoá,...
Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, thủy điện, năng lượng gió, phát triển nhiệt điện sinh khối, điện khí sinh học; sử dụng công nghệ tua-bin khí hỗn hợp dùng LNG; phát triển công nghệ nhiệt điện cực siêu tới hạn.
Thực hiện bảo vệ rừng tự nhiên
Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon rừng tự nhiên nghèo; nâng cao năng suất và trữ lượng các-bon của rừng trồng gỗ lớn; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
Quản lý chất thải và ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp
Thực hiện các biện pháp quản lý, giảm phát sinh chất thải rắn; phát triển và áp dụng công nghệ tái chế chất thải rắn; thu hồi, đốt và sử dụng khí mê-tan từ bãi chôn lấp chất thải rắn; tối ưu hóa điều kiện xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học để loại bỏ khí mê-tan từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt; thu hồi khí mê-tan từ xử lý nước thải công nghiệp.
>>> Xem thêm: Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả 2024
Kết luận:
Việc giảm thiểu phát thải không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, một tổ chức mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Mỗi hành động nhỏ của chúng ta, dù là tiết kiệm điện, nước, sử dụng phương tiện công cộng hay trồng cây xanh, đều góp phần làm cho trái đất trở nên xanh sạch hơn. Hãy cùng chung tay hành động để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.