Giải pháp sản xuất ít carbon hiệu quả
Việt Nam cam kết mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và cam kết chống suy thoái rừng theo quy định chống phá rừng EUDR của Ủy ban châu Âu áp dụng vào cuối năm 2024, theo đó hướng đến nền kinh tế carbon thấp, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp. Vậy giải pháp nào cho doanh nghiệp để sản xuất ít carbon trong thời đại 4.0 hiện nay.
Thực tế sản xuất ít carbon hiện nay tại Việt Nam
Đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế, doanh nghiệp được coi là hạt nhân thúc đẩy nền kinh tế sản xuất giảm carbon. Thực tế, số doanh nghiệp Việt thực hiện “xanh hóa” còn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc doanh nghiệp lớn. Nếu không kịp thực hiện các giải pháp chuyển đổi công nghệ hướng đến sản xuất giảm carbon, bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải đối mặt với việc tăng chi phí sản xuất, suy giảm năng lực cạnh tranh.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 (COP21), các quốc gia đã thông qua một thỏa thuận đồng ý rằng phải giới hạn mức nhiệt ở 1,5⁰C, điều này đồng nghĩa với việc phát thải khí nhà kính toàn cầu phải giảm xuống 45% vào năm 2030 và đạt mức trung hòa vào năm 2050. Với trách nhiệm quốc tế, Việt Nam đang khẩn trương chuyển đổi, thúc đẩy mô hình tăng trưởng xanh - bền vững, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, thực hành sản xuất giảm carbon…
Tính đến đầu năm 2024, Việt Nam đã có 150 dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và là một trong 4 nước có dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch đăng ký nhiều nhất. Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển thị trường carbon năng động, chất lượng và hiệu quả.
Doanh nghiệp cam kết sản xuất ít carbon là cùng Chính phủ để thực hiện cam kết quốc tế trong giảm phát thải. Đóng góp vào việc bảo vệ môi trường trước tác động của biến đổi khí hậu. Theo đó, tài chính xanh chắc chắn sẽ giúp xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều điểm cộng trong đàm phán, xuất khẩu sản phẩm.
>>> Xem thêm: Giải pháp giảm thiểu carbon vì môi trường bền vững
Giải pháp sản xuất ít carbon hiệu quả
Nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường, coi vấn đề “ Giảm thải khí nhà kính là chủ đề quan trọng toàn cầu ngày nay”. Luôn sử dụng các biện pháp tổng hợp để phòng chống việc phát thải khí nhà kính, đi đôi với việc "Xanh hóa" các hoạt động có thể được ở các doanh nghiệp.
Các tổ chức liên quan như Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Liên hợp quốc đã và đang khuyến khích việc áp dụng các giải pháp định giá carbon và đánh thuế năng lượng nhằm ép buộc các nhà sản xuất phải giảm thải carbon. Đánh thuế cacbon đối với các doanh nghiệp được cho là một trong những biện pháp hữu hiệu, hướng đến việc lựa chọn các sản phẩm phát thải cacbon thấp. Trên thực tế, sau khi áp dụng đánh thuế carbon, lượng phát thải hiệu ứng nhà kính của Anh đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1890, do chuyển đổi từ than sang loại nhiên liệu ít phát thải khác.
Sản phẩm có dán nhãn nhãn "ít cacbon" hoặc "giảm cacbon" sẽ thúc đẩy các hoạt động thương mại, kéo theo đó là thị trường được mở rộng. Đối với doanh nghiệp, việc đưa ra thị trường các sản phẩm có dán nhãn thân thiện môi trường sẽ tăng nhận diện thương hiệu với khách hàng hơn.
Phối hợp giữa các cơ quan trong việc ban hành, kiểm tra, giám sát và giải quyết các vấn đề thương mại và môi trường để thúc đẩy tăng trưởng thương mại và bảo vệ môi trường. Ví dụ Cơ quan quản lý và bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã đề ra các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn về khí thải đối với nhà máy điện chạy bằng than đá trong vòng một năm và đã thực thi các tiêu chuẩn đó vào năm 2015. Trong nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống Obama, chưa có bất kỳ nhà máy điện chạy bằng than mới nào được xây dựng trong khi đã có hơn 100 nhà máy phải đóng cửa và khoảng 150 nhà máy khác có thể cũng sẽ phải đóng cửa do các quy định khắt khe về khí thải độc hại.
Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường như: lãi suất ưu đãi vay vốn để thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn; khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng góp vốn đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm trong làng nghề, cụm công nghiệp... Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin, khả năng tiếp cận dịch vụ môi trường và nguồn nguyên liệu sạch.
Cải tiến, đổi mới công nghệ đồng bộ và hiện đại để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Kết luận:
Giảm thiểu lượng khí thải carbon là một hành trình dài, đòi hỏi sự chung tay của tất cả các bên liên quan. Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ xanh, và người tiêu dùng cần có ý thức lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường. Hãy cùng nhau hành động để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.