Hạ tầng xanh là gì? Giải pháp về hạ tầng xanh hiệu quả
Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, hạ tầng xanh đang nổi lên như một giải pháp quan trọng để đối phó với các vấn đề môi trường và đô thị. Hạ tầng xanh không chỉ là những mảng xanh đơn thuần mà còn là một hệ thống các yếu tố tự nhiên được bảo tồn, tăng cường hoặc thiết lập mới, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.
Hạ tầng xanh là gì?
Theo Mark A. Benedict và Edward T. McMahon, hạ tầng xanh là một mạng lưới liên kết những không gian xanh nhằm bảo tồn các giá trị của hệ sinh thái và mang đến các lợi ích cho con người.
Hạ tầng xanh là hệ thống các yếu tố tự nhiên được bảo tồn, tăng cường hoặc thiết lập mới trong môi trường đô thị có vai trò quan trọng bao gồm cả các hạ tầng thiết yếu khác của đô thị như giao thông, cấp, thoát nước, chiếu sáng và năng lượng, thông tin liên lạc.
>>> Xem thêm: Đổi mới xanh là gì? Việt Nam cùng hành trình đổi mới xanh ra sao?
Lợi ích của việc phát triển hạ tầng xanh
Lợi ích về kinh tế: Hạ tầng xanh giúp giảm chi phí đầu tư cho các giải pháp chống ngập đô thị, nâng cao chất lượng, giảm chi phí xử lý nước thải, tiết kiệm năng lượng sử dụng thông qua nhiều giải pháp nhằm giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị.
Lợi ích về xã hội: Mở rộng không gian công cộng; cải thiện chất lượng đường phố và an toàn cho người đi xe đạp và đi bộ; tăng tính đa dạng sinh học; tạo ra một môi trường sống dễ sống hơn cư dân; giảm thiểu ngập úng; cải thiện chất lượng không khí; góp phần tạo công ăn việc làm.
Lợi ích về môi trường: Góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; cải thiện chất lượng nguồn nước, giảm thiểu ngập úng, cải thiện chất lượng không khí, hấp thụ nguồn khí thải độc hại và tăng cường sự đa dạng sinh học.
Giải pháp về Hạ tầng xanh
Phát triển giao thông xanh, sử dụng năng lượng xanh cho phương tiện và sử dụng vật liệu xanh, công nghệ xanh cho phát triển cơ sở hạ tầng. Các phương tiện giao thông không thải hoặc ít thải CO2 ra môi trường.
Quản lý nước thông minh góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; tiết kiệm chi phí; tiết kiệm điện năng, giảm thiểu rủi ro và bảo đảm cấp nước an toàn.
Chiếu sáng tiết kiệm năng lượng góp phần phát triển đô thị bền vững, thông minh. Nhiều thành phố trên khắp thế giới đã áp dụng hàng loạt dự án đổi mới công nghệ đèn LED ở các quy mô khác nhau. Hệ thống chiếu sáng công cộng trong các thành phố này sử dụng các đèn LED được vận hành từ xa bằng một phần mềm quản lý thông minh, được quản lý từ xa trên màn hình máy tính hoặc điện thoại di động, được lập trình sẵn thời gian bật tắt, tăng, giảm sáng và các chức năng thông minh khác.
Thách thức trong phát triển Hạ tầng xanh
- Kinh nghiệm trong quản lý cũng như chưa có các quy định có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và tiến hành thực hiện. Các cấp có thẩm quyền và các cơ quan chuyên môn cũng chưa quan tâm đến phát triển hạ tầng xanh tại địa phương.
- Quy hoạch hạ tầng theo hướng xanh, an toàn, thân thiện với tự nhiên và môi trường chưa được triển khai hiệu quả. Khi quy hoạch xây dựng đô thị hầu như chưa dự báo được các nguy cơ rủi ro, biến đổi bất thường của khí hậu…
- Thiếu các Quy chuẩn kỹ thuật, quy hoạch, thiết kế công trình xanh, định mức kinh tế, kỹ thuật phát triển vật liệu xanh, công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Nguồn vốn hạn chế nên đầu tư nhiều công trình hạ tầng xanh chưa được thực hiện hoặc đầu tư không đồng bộ dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao.
- Công tác quản lý công trình hạ tầng xanh còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy đầy đủ và mang lại hiệu quả.
- Trên thực tế, người dân ở nhiều đô thị chưa được tiếp cận hoặc chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về hạ tầng xanh cũng như các lợi ích mà hạ tầng xanh có thể đem lại chính vì vậy sự tham gia của người dân còn nhiều hạn chế.
Kết luận:
Hạ tầng xanh là một giải pháp toàn diện để giải quyết nhiều vấn đề cấp bách của đô thị hiện nay. Việc đầu tư vào hạ tầng xanh không chỉ giúp cải thiện chất lượng môi trường mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần sự chung tay của cả cộng đồng, từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp đến từng cá nhân. Hãy cùng nhau hành động để xây dựng một tương lai xanh tươi hơn!