Giỏ hàng của bạn

Hệ thống giao dịch phát thải (ETS) là gì? Các loại hệ thống giao dịch phát thải

Chỉ 57,38% doanh nghiệp đang chuẩn bị xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, gần 28% đã có kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, trên 50% doanh nghiệp có biết đến về ETS và thị trường carbon nhưng không biết về nguyên tắc hoạt động cơ bản, chỉ 1,27% doanh nghiệp hiểu cách ETS và thị trường carbon hoạt động. 

Hệ thống giao dịch phát thải khí nhà kính (ETS- Emission trading system) đang được áp dụng ở nhiều quốc gia trên giới và là một công cụ chính sách nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Hãy cùng NAAN tìm hiểu về ETS là gì qua bài viết dưới đây.

Hệ thống giao dịch phát thải (ETS)?

Hệ thống giao dịch phát thải (ETS): Là hệ thống được chính phủ thiết lập để đặt giới hạn phát thải cho các cơ sở phát thải được quản lý bởi ETS qua việc phân bổ hạn ngạch phát thải KNK. Các cơ sở phát thải được quản lý bởi ETS có quyền giao dịch các hạn ngạch phát thải này và tối ưu hóa chi phí giảm phát thải. Ngoài ra, các cơ sở được quản lý bởi ETS cũng có thể thực hiện các biện pháp giảm phát thải nội bộ hoặc mua tín chỉ carbon được chính phủ công nhận để bù trừ cho lượng phát thải của mình. Trường hợp không tuân thủ, doanh nghiệp có thể bị phạt gấp nhiều lần giá hạn ngạch.

Giới thiệu về Hệ thống Giao dịch Phát thải (ETS)

>>> Xem thêm: Hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) là gì? Ứng dụng của hệ thống lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Các loại hệ thống giao dịch phát thải

Hiện nay, có hai loại hệ thống ETS chính được sử dụng rộng rãi: Hệ thống Cap-and-Trade và Hệ thống Baseline-and-Credit.

1. Hệ thống Cap-and-Trade
Hệ thống Cap-and-Trade là dạng ETS phổ biến nhất và đã được triển khai ở nhiều quốc gia, với Hệ thống Giao dịch Phát thải của Liên minh Châu Âu (EU ETS) là một ví dụ điển hình. Trong hệ thống này, một giới hạn tuyệt đối (cap) được đặt ra cho tổng lượng phát thải mà tất cả các thực thể tham gia có thể phát ra. Giới hạn này được chia thành các quyền phát thải, mỗi quyền cho phép phát ra một đơn vị khí thải nhất định (thường là một tấn CO2 tương đương).

2. Hệ thống Baseline-and-Credit
Trong hệ thống Baseline-and-Credit, mỗi doanh nghiệp tham gia có một mức phát thải chuẩn (baseline) được xác định dựa trên lịch sử phát thải hoặc các tiêu chuẩn ngành. Các doanh nghiệp sau đó có thể thực hiện các cải tiến trong hoạt động nhằm giảm phát thải dưới mức baseline của họ. Sau đó chứng nhận lượng CO2 tương đương trở thành các tín chỉ. Sau đó, các tín chỉ này có thể được bán cho các doanh nghiệp khác hoặc sử dụng để đáp ứng các nghĩa vụ phát thải.

Vai trò của cơ chế tín chỉ carbon trong hệ thống giao dịch phát thải

Một trong những ưu điểm chính của cơ chế tín chỉ carbon trong một ETS là tối đa hóa các hoạt động giảm phát thải từ các lĩnh vực không thuộc hoặc khó đưa vào phạm vi ETS. Một vài lĩnh vực ví dụ như: lâm nghiệp hay nông nghiệp (phần lớn các ETS trên thế giới đều không bao gồm các cơ sở phát thải trong ngành lâm nghiệp và nông nghiệp trừ ETS của New Zealand). Hầu hết các ETS trên thế giới đều chấp nhận việc sử dụng tín chỉ carbon được tạo ra từ các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng, chống suy thoái rừng hay giảm phát thải từ nông nghiệp. Từ đó góp phần thúc đẩy các hoạt động, ý tưởng giảm phát thải từ các lĩnh vực không được đưa vào phạm vi của ETS, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có thể tạo ra tín chỉ vốn gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, việc triển khai cơ chế tín chỉ carbon cũng đặt ra nhiều thách thức như: nếu tín chỉ carbon không bị giới hạn hoặc các cơ chế đăng ký tín chỉ carbon không chặt chẽ, không đạt được các tiêu chí kể trên, việc đăng ký và ban hành tín chỉ carbon sẽ trở nên dễ dàng dẫn đến các cơ sở phát thải thuộc ETS thay vì sử dụng các biện pháp giảm phát thải bằng nguồn lực nội bộ (là biện pháp bền vững cũng như là mục tiêu chính của ETS) sẽ sử dụng tín chỉ carbon để bù trừ cho phát thải của mình. 

Tổng quan về Hệ thống Giao dịch Phát thải (ETS)

Tổng quan về hệ thống giao dịch phát thải khí nhà kính

Tính đến thời điểm tháng 3/2024, đã có tổng cộng 29 Hệ thống giao dịch phát thải đang được thực thi trên thế giới. Trong đó, một số Hệ thống có quy mô lớn đang được triển khai tại các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc và Trung Quốc.

Châu Âu là khu vực đi đầu trong xây dựng và vận hành thị trường giao dịch quyền phát thải carbon và các khí nhà kính khác với mục tiêu kiểm soát và giảm phát thải với chi phí thấp nhất. Hệ thống giao dịch phát thải của Liên minh châu Âu (EU-ETS) được triển khai từ năm 2005, là thị trường carbon tuân thủ được phát triển đầu tiên trên thế giới.

Kết luận:

Hệ thống giao dịch phát thải (ETS) đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cung cấp một cơ chế thị trường hiệu quả để giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Mặc dù vẫn còn những thách thức trong việc thiết kế và thực thi, ETS đã chứng minh được tiềm năng của mình trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch và giảm lượng khí thải.

Contact zalo