Giỏ hàng của bạn

Kế hoạch Net Zero đến năm 2025 của Việt Nam như thế nào?

Trái đất đang nóng lên với tốc độ chưa từng thấy, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và xã hội. Việt Nam, với vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu đặc biệt, đang phải đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu gây ra. Để ứng phó hiệu quả với tình hình này, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050. Vậy kế hoạch Net Zero của Việt Nam như thế nào để đạt được mục tiêu này? Cùng NAAN tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Net Zero là gì?

 Net Zero hay còn gọi là phát thải ròng bằng 0, là mục tiêu mà nhiều quốc gia và tổ chức trên toàn thế giới nhằm giảm biến đổi khí hậu. Đây được coi là trạng thái lý tưởng khi lượng khí nhà kính thải vào khí quyển Trái đất được cân bằng với lượng GHG được loại bỏ. 

Thực trạng Net Zero tại Việt Nam hiện nay

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy của nó trở thành một thách thức nghiêm trọng của toàn cầu. Biến đổi khí hậu gây ra thời tiết cực đoan diễn ra tại nhiều quốc gia gây ảnh hưởng diện rộng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của cộng đồng dân cư toàn cầu.

Nhận thức về tình trạng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và tầm ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, Chính phủ đã đặt mức quan tâm cao và tiến hành các biện pháp ứng phó một cách quyết liệt. Chính sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cùng với sự nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương đã tạo nên một bức tranh toàn diện về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Tại COP26, Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, góp phần cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh cam kết về phát thải ròng bằng “0”, Việt Nam cùng với hơn 100 quốc gia tham gia Tuyên bố Glassgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố Toàn cầu về Chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động 2 thích ứng an toàn.

Phát triển năng lượng tái tạo đang dần trở thành yếu tố cốt lõi trong phát triển ngành năng lượng toàn cầu. Đi theo xu thế tất yếu trên thế giới hiện nay, phát triển năng lượng tái tạo cũng là một trong những lĩnh vực được ưu tiên đầu tư tại Việt Nam và đã đạt được những điểm nhấn tự hào.

>>> Xem thêm: Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả 2024

Việt Nam và kế hoạch Net Zero

Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần:

  • Đa dạng hóa nguồn năng lượng: Tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo, giảm dần phụ thuộc vào than đá.

  • Nâng cao hiệu suất năng lượng: Áp dụng các tiêu chuẩn năng lượng tiết kiệm trong các ngành công nghiệp và xây dựng.

  • Phát triển giao thông bền vững: Khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, xe điện và các hình thức vận tải xanh.

  • Hợp tác quốc tế: Tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác từ cộng đồng quốc tế để tiếp cận công nghệ và tài chính.

Các thách thức để đạt được mục tiêu Net Zero

Thách thức lớn nhất là nguồn lực tài chính. Theo Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển của Ngân hàng Thế giới: Dự kiến đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư khoảng 368 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại và các chương trình xã hội để đảm bảo chuyển dịch công bằng hướng tới nền kinh tế phát thải ròng bằng “0” và có khả năng chống chịu với khí hậu 

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và nguồn lực phục vụ cho các dự án năng lượng tái tạo, phát triển xanh còn hạn chế. Nhiều người lao động hiện tại phải đối mặt với tình trạng mất việc làm do quá trình chuyển đổi sẽ khó đào tạo để đáp ứng yêu cầu kỹ năng cao trong chuỗi giá trị năng lượng tái tạo, đặc biệt là những người lao động lớn tuổi có tay nghề thấp.

Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến Net Zẻo về cơ bản tuy đã được xây dựng, nhưng vẫn cần hoàn thiện, bổ sung. Vẫn còn thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, khuyến khích sự tham gia và tiếp cận nguồn vốn đầu tư.

Kết luận

Net Zero là mục tiêu chung của toàn nhân loại. Mỗi cá nhân, tổ chức và chính phủ đều có vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu này. Hãy cùng chung tay hành động, từ những việc nhỏ nhất như tiết kiệm năng lượng đến những quyết định lớn như đầu tư vào các dự án xanh.

Contact zalo