cart.general.title

Khí hậu thay đổi là gì? Biến đổi khí hậu đe dọa toàn cầu như thế nào?

Khí hậu thay đổi là vấn đề chung của các quốc gia, không riêng Việt Nam. Khí hậu thay đổi trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại. Hãy cùng Naangroup tìm hiểu về khí hậu thay đổi là gì và các giải pháp chống biến đổi khí hậu.

Khí hậu thay đổi là gì?

Khí hậu thay đổi là sự biến đổi của hệ thống khí hậu Trái Đất trong một thời gian dài, bao gồm những thay đổi về nhiệt độ trung bình, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán, và các yếu tố khác của khí hậu.

Nguyên nhân dẫn đến khí hậu thay đổi

Sản xuất năng lượng

Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ để sản xuất điện và vận hành các phương tiện giao thông cũng là một nguyên nhân chính gây ra khí thải nhà kính. Toàn cầu sản xuất từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác chỉ chiếm 1/4. Khác với nhiên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo giảm phát thải nhà kính hay các chất gây ô nhiễm không khí.

Sản xuất hàng hoá

Các khu công nghiệp tạo ra khí thải từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng để sản xuất xi măng, sắt, thép... và các mặt hàng khác. Ngành xây dựng, khai khoáng và các quy trình công nghiệp khác cũng phát thải khí. Máy móc dùng trong quá trình sản xuất thường hoạt động nhờ than, dầu hoặc khí đốt; trong khi đó, một số vật liệu như nhựa được làm từ hoá chất có nguồn gốc nhiên liệu hóa thạch. 

Chặt phá rừng

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2. Việc phá rừng làm giảm khả năng hấp thụ này, góp phần tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển. Việc phá rừng để phục vụ cho sản xuất công nghiệp hay vì lý do nào khác cũng đều gây biến đổi khí hậu. Hằng năm, có khoảng 12 triệu hecta rừng bị huỷ diệt. Phá rừng, cùng với hoạt động nông nghiệp, hoạt động sử dụng đất khác là nguyên nhân gây ra khoảng một phần tư lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

Sử dụng phương tiện giao thông

Hầu hết các phương tiện giao thông như ô tô, xe tải, tàu thuyền và máy bay hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch. Trong đó, giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là cacbon dioxit. Phương tiện đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất do phải đốt cháy các sản phẩm gốc dầu mỏ (như xăng) trong động cơ đốt trong. Giao thông vận tải chiếm gần một phần tư lượng khí thải carbon dioxit toàn cầu liên quan đến năng lượng. 

Sản xuất lương thực

Quá trình sản xuất lương thực cũng thải ra khí cacbon dioxit và các loại khí nhà kính khá.  Việc khai khẩn đất trồng trọt và chăn thả, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất và sử dụng phân bón để trồng trọt cũng như sử dụng năng lượng (thường là nhiên liệu hóa thạch) để chạy các thiết bị trong nông trại hay tàu cá trở thành một nguồn đáng kể gây ra biến đổi khí hậu. 

Quá trình tự nhiên như núi lửa và biến đổi mặt trời

Các sự kiện tự nhiên như núi lửa phun trào và sự biến đổi của mặt trời cũng có thể tạo ra biến đổi trong khí hậu, mặc dù chúng có tác động ít hơn so với hoạt động của con người.

Những nguyên nhân này góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu, tác động đáng kể đến môi trường và cuộc sống trên hành tinh. 

Tác hại của khí hậu thay đổi

Thập kỷ vừa qua (2010-2019), các hiện tượng thời tiết đã khiến ước tính khoảng 23,1 triệu người phải di dời lâm vào đói nghèo. Hầu hết người tị nạn đến từ những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu cũng như ít có khả năng sẵn sàng thích ứng. 

Khi nhiệt độ tăng cao, hơi nước bốc lên càng nhiều khiến tình trạng mưa cực lớn và ngập lụt trở nên trầm trọng hơn, kéo theo thêm nhiều cơn bão cường độ mạnh. Các cơn lốc xoáy, cuồng phong và bão đều lớn mạnh thêm nhờ dòng nước nóng trên mặt đại dương. Những cơn bão như vậy có thể phá huỷ nhà cửa và các khu dân cư, gây ra thiệt hại về người cũng như mất mát lớn về kinh tế.

Tình trạng khí hậu thay đổi đang làm ảnh hưởng đến nguồn nước hiện có, khiến nước càng trở nên khan hiếm ở thêm nhiều khu vực. Tình trạng nóng lên toàn cầu khiến tình trạng nhiều khu vực thiếu nước, nguy cơ hạn hán nóng ảnh hưởng đến mùa vụ. Khí hậu thay đổi hay sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là một lý do làm gia tăng nạn đói cũng như tình trạng thiếu thốn dinh dưỡng. Nồng độ axit của biển tăng cao dẫn đến nguồn hải sản đang nuôi sống hàng tỷ người đang bị đe doạ. Băng tuyết ở nhiều vùng cực Bắc thay đổi đã làm gián đoạn nguồn lương thực đến từ hoạt động chăn nuôi, săn bắn và đánh cá.

 

Khí hậu thay đổi đe dọa đến sự tồn tại của các sinh vật trên thế giới, sinh vật đang biến mất dần nhanh hơn gấp 1.000 lần so với mọi thời điểm từng được ghi nhận trong lịch sử loài người. Trong vòng vài thập kỷ tới đây, một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cháy rừng, thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh xâm hại là một trong những mối nguy hại có liên quan đến biến đổi khí hậu. Một số giống loài có thể di cư và tiếp tục tồn tại, tuy nhiên không phải loài nào cũng làm được như vậy.

Khí hậu thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Sức khỏe con người ảnh hưởng từ những vấn đề như ô nhiễm không khí, bệnh dịch. Mỗi năm, ảnh hưởng của môi trường đã lấy đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người. Thời tiết thay đổi cực đoan đang làm gia tăng dịch bệnh dẫn đến số người thiệt mạng ngày càng tăng và khiến cho hệ thống y tế không thể theo kịp.

Giải pháp chống khí hậu thay đổi

Tiết kiệm năng lượng tại nhà

Hầu hết các gia đình đều dùng năng lượng tại nhà được sản xuất từ than, dầu và khí đốt. Gia đình bạn có thể tiêu thụ ít năng lượng hơn bằng cách hạ nhiệt độ sưởi và tăng nhiệt độ làm mát, chuyển sang sử dụng bóng đèn LED và các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng.

Chuyển sang xe điện

Ngày càng có nhiều mẫu điện được sản xuất trên thị trường. Ngay cả khi chúng vẫn chạy bằng điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, ô tô điện vẫn giúp giảm ô nhiễm không khí và giảm phát thải khí nhà kính hơn đáng kể so với các loại xe chạy bằng khí đốt hoặc động cơ diesel.

Chọn sản phẩm thân thiện với môi trường

Để giảm biến đổi khí hậu, hãy mua thực phẩm địa phương và theo mùa, đồng thời chọn sản phẩm từ các công ty sử dụng tài nguyên có trách nhiệm, đồng thời cam kết cắt giảm lượng khí thải và chất thải.

Giảm thiểu, tái sử dụng, sửa chữa và tái chế

Quần áo, đồ điện tử và các mặt hàng khác mà chúng ta sử dụng sẽ tạo ra lượng khí thải cacbon tại mỗi điểm trong quá trình sản xuất, từ việc khai thác nguyên liệu thô đến sản xuất và vận chuyển hàng hóa ra thị trường. Để bảo vệ môi trường, hãy mua ít đồ hơn, mua đồ cũ, sửa chữa những thứ bạn có thể và tái chế.

Naangroup thông qua các giải pháp năng lượng xanh và sản xuất các nồi hơi công nghiệp tiết kiệm chi phí nhiên liệu lên đến 60% mà còn giúp hạn chế lượng khí thải, góp phần giảm thiểu khí nhà kính nhằm hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu. Naangroup cam kết giúp các nhà máy tiết kiệm tối đa chi phí, tối ưu vận hành nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời đóng góp tích cực vào chiến lược Công nghiệp xanh – Hành tinh xanh. Liên hệ ngay với Naangroup qua hotline (+84) 974 022 345 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Kết luận:

Việt Nam là một trong những nước dễ ảnh hưởng nhất thế giới trước tác động của biến đổi khí hậu. Khí hậu thay đổi đe dọa tăng trưởng kinh tế dài hạn, giảm nghèo và phát triển bền vững. Vì vậy hãy cùng chung tay chống biến đổi khí hậu vì tương lai của chúng ta.