Giỏ hàng của bạn

Kiểm kê khí nhà kính là gì? Các bước kiểm kê hiệu quả

Kiểm kê khí nhà kính là quá trình tính toán lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển từ các hoạt động của con người và lượng khí nhà kính được hấp thụ bởi các bể chứa. Quy trình kiểm kê khí nhà kính bao gồm nhiều bước, từ xác định phạm vi kiểm kê đến báo cáo kết quả.

Kiểm kê khí nhà kính là gì?

Kiểm kê khí nhà kính là quá trình đo lường, thu thập và phân tích lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính từ hoạt động của con người và các nguồn tự nhiên. Quá trình này nhằm xác định mức độ phát thải KNK của một cá nhân, doanh nghiệp, hoặc quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

kiểm kê khí nhà kính là gì

Mục đích của kiểm kê khí nhà kính:

  • Đánh giá tác động của hoạt động con người: Kiểm kê giúp xác định các hoạt động nào gây ra lượng phát thải lớn nhất, từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu hiệu quả.
  • Theo dõi tiến độ giảm phát thải: Kiểm kê định kỳ giúp theo dõi tiến độ giảm phát thải của một quốc gia hoặc tổ chức, đảm bảo các mục tiêu đề ra được thực hiện.
  • Xây dựng chính sách và biện pháp giảm phát thải: Dữ liệu từ kiểm kê là cơ sở để xây dựng các chính sách và biện pháp giảm phát thải khí nhà kính phù hợp.
  • Đáp ứng yêu cầu của các thỏa thuận quốc tế: Nhiều quốc gia có nghĩa vụ báo cáo lượng phát thải khí nhà kính của mình theo các thỏa thuận quốc tế như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

>>> Xem thêm: Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là gì? Quy trình cấp ra sao?

Lợi ích của việc kiểm kê khí nhà kính

  • Giúp kiểm soát và giảm phát thải khí nhà kính: Các tổ chức có thể theo dõi lượng khí thải phát ra, từ đó xác định nguồn phát thải và đưa ra biện pháp giảm thiểu khí thải nhà kính.
  • Tiết kiệm chi phí năng lượng: Thông qua kiểm kê khí nhà kính, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lượng tiêu thụ năng lượng, từ đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mình.
  • Đáp ứng các cam kết quốc tế: Nhiều quốc gia phải thực hiện kiểm kê KNK để đáp ứng các yêu cầu của các thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu, từ đó tránh bị phạt và giữ vững uy tín quốc gia.
  • Tạo độ uy tín cho thương hiệu và thu hút đầu tư: Các đơn vị thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính thường được đánh giá cao về trách nhiệm xã hội. Điều này giúp cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư.

Các bước kiểm kê

Bước 1: Xác định ranh giới hoạt động và phương thức kiểm kê khí carbon cấp cơ sở

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định ranh giới hoạt động của cơ sở dựa theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011. Sau đó dựa vào Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính phiên bản 2006 (IPCC 2006) và năm 2019 (IPCC 2019) để xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình.

các bước kiểm kê khí nhà kính

Bước 2: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để lựa chọn hệ số phát thải để kiểm kê khí nhà kính theo danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

Bước 3: Thu thập dữ liệu về hoạt động kiểm kê cấp lĩnh vực

Doanh nghiệp tiến hành thu thập dữ liệu dựa vào các thông tin từ văn bản hướng dẫn IPCC 2006 và IPCC 2019. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng số liệu từ Tổng cục thống kê, các cơ quan có thẩm quyền hoặc Phụ lục I.2 tại Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.

Bước 4: Tính toán phát thải khí nhà kính cấp cơ sở

Sử dụng các công thức và phương pháp tính toán phù hợp để tính toán lượng phát thải KNK từ dữ liệu hoạt động và hệ số phát thải. Chuyển đổi tất cả các lượng phát thải sang đơn vị tương đương CO2 (CO2e) để so sánh và tổng hợp.

Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí trong nhà kính

Quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm kê bao gồm:

  • Kiểm tra sự đầy đủ, chính xác của số liệu.
  • Xác định điều chỉnh số liệu, thiếu sót trong báo cáo.
  • Kiểm kê tài liệu và rà soát văn bản lưu trữ.
  • Việc kiểm kê chất lượng được thực hiện theo hướng dẫn tại IPCC 2006 và IPCC 2019 bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê

Việc đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II.3 Thông tư 17/2022/BTNMT.

Bước 7: Xây dựng bảng báo cáo kết quả kiểm kê

Lập báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính dựa theo mẫu số 04, Phụ lục II của Nghị định 06/2022/NĐ-CP.

Kết luận:

Dựa trên dữ liệu kiểm kê khí nhà kính, các quốc gia và tổ chức có thể thiết lập mục tiêu và lộ trình giảm phát thải phù hợp. Thúc đẩy hành động chung của toàn xã hội trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Contact zalo