Giỏ hàng của bạn

Tổng hợp các bước kiểm soát chất lượng nồi hơi hiệu quả

Kiểm soát chất lượng nồi hơi là quá trình giám sát và đánh giá các thông số kỹ thuật, tình trạng hoạt động của nồi hơi để đảm bảo nó luôn đáp ứng các yêu cầu về an toàn và hiệu suất. Nếu không được kiểm soát chất lượng thường xuyên và nghiêm ngặt, nồi hơi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: nổ nồi hơi, gây thiệt hại về người và tài sản, làm gián đoạn quá trình sản xuất, gây ô nhiễm môi trường. Cùng NAAN tìm hiểu kiểm soát chất lượng nồi hơi là gì cũng như các bước kiểm soát chi tiết dưới đây nhé!

Kiểm soát chất lượng nồi hơi là gì?

Kiểm soát chất lượng nồi hơi là thực hiện các phương pháp khoa học nhằm xác nhận tình trạng kỹ thuật của lò hơi so với các tiêu chuẩn và quy chuẩn để đưa ra kết luận đạt hay không đạt.

Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng nồi hơi còn có vai trò là minh chứng pháp lý quan trọng, cần thiết cho các công ty bảo hiểm và củng cố lòng tin của khách hàng. Mỗi năm tại Việt Nam, số lượng tai nạn liên quan đến nồi hơi không hề nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và tài sản. Bằng việc thực hiện các biện pháp kiểm định và bảo dưỡng nghiêm ngặt, chúng ta có thể giảm bớt đáng kể rủi ro và số lượng các sự cố đáng tiếc.

>>> Xem thêm: Kiểm toán năng lượng nồi hơi là gì? Quá trình kiểm định nồi hơi

Vì sao phải kiểm định lò hơi, kiểm định nồi hơi ?

– Theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH thì nồi hơi, lò nhiệt là những thiết bị cần thực hiện kiểm định an toàn lao động.

– Lò hơi, nồi hơi là những thiết bị áp lực rất dễ xảy ra cháy nổ do đó cần thực hiện kiểm địneh để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Ngoài ra kiểm định nồi hơi đảm bảo an toàn, giảm thiểu những thiệt hại trong sản xuất cho doanh nghiệp.

Thông qua kết quả kiểm định nồi hơi từ đó khắc phục các lỗi, bảo trì, sữa chữa để lò hơi hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả làm việc trong quá trình sản xuất.

Thời hạn kiểm định nồi hơi

Theo thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH, thời hạn kiểm định lò hơi được quy định như sau: 

Thời hạn kiểm định định kỳ nồi hơi là 02 năm. Thời hạn thực hiện quy trình kiểm định về nồi hơi an toàn đã sử dụng trên 12 năm. 

Trường hợp nhà sản xuất quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời gian kiểm định ngắn hơn thì phải tuân theo quy định của nhà sản xuất và yêu cầu của cơ sở. Việc rút ngắn thời gian, kiểm định phải thể hiện rõ điều này trong biên bản kiểm định và có sự thống nhất của cơ sở sử dụng.

Các bước kiểm soát chất lượng nồi hơi

Trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi, cần yêu cầu tháo xả hết môi chất trong thiết bị, làm sạch bên trong và bên ngoài thiết bị.

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài nồi hơi

  • Mặt bằng để nồi hơi, vị trí lắp đặt.

  • Hệ thống chiếu sáng vận hành nồi hơi.

  • Sàn thao tác, cầu thang, giá treo.

  • Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét (nếu có).

  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác so với hồ sơ lý lịch.

  • Kiểm tra các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ về số lượng, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.

  • Các loại van lắp trên nồi hơi: kiểu – loại, số lượng, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.

  • Kiểm tra tình trạng các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của nồi hơi, nồi đun nước nóng.

  • Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, lò hơi, nồi đun nước nóng. Khi có nghi ngờ hư hỏng thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.

  • Tình trạng của lớp bảo ôn cách nhiệt.

  • Kiểm tra các chi tiết ghép nối.

Kiểm tra kỹ thuật bên trong

Kiểm tra tình trạng cáu cặn, ăn mòn thành kim loại bên trong của nồi hơi, nồi đun nước nóng.

Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, nồi đun nước nóng. Khi có phát hiện hư hỏng, yêu cầu sơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.

Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong thì việc kiểm tra kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.

 Kiểm tra vận hành

- Kiểm tra các điều kiện cần thiết để có thể đưa lò hơi vào vận hành.

- Kiểm tra tình trạng hoạt động của lò hơi và các phụ kiện kèm theo; thời hạn kiểm định, hiệu chuẩn của các thiết bị đo lường, bảo vệ.

- Khi lò hơi làm việc ổn định, tiến hành nâng áp suất để kiểm tra và hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn, thực hiện niêm chì van an toàn (Áp suất đặt của van an toàn không vượt quá 1,1 lần áp suất làm việc cao nhất cho phép của lò hơi, nồi đun nước nóng).

 Xử lý kết quả kiểm định

  • Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm quy trình.

  • Thông qua biên bản kiểm định

  • Ghi tóm tắt kết quả kiểm định của nồi hơi, nồi đun nước nóng 

  • Dán tem kiểm định.

  • Chứng nhận kết quả kiểm định.

Kết luận:

Việc thực hiện kiểm soát chất lượng thường xuyên và hiệu quả không chỉ đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản mà còn góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ, việc ứng dụng các giải pháp kiểm soát chất lượng thông minh sẽ ngày càng trở nên phổ biến, giúp cho quá trình này trở nên chính xác và hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đầu tư vào hệ thống kiểm soát chất lượng nồi hơi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Contact Me on messenger
Contact zalo