Giỏ hàng của bạn

Kinh nghiệm quản lý nồi hơi an toàn, hiệu quả

Nồi hơi không chỉ là một thiết bị, mà còn là một tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp. Việc quản lý nồi hơi hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và đảm bảo sự ổn định trong sản xuất. Bài viết này NAAN sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quản lý nồi hơi thực tế để giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Tại sao cần quản lý nồi hơi an toàn?

Nồi hơi ( lò hơi ) là một thiết bị chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu thành nhiệt lượng dưới dạng hơi nước, được sử dụng trong các quy trình sản xuất. Nên nếu bạn vận hành nồi hơi không đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến quy trình sản xuất mà còn gây ra tai nạn lao động.

Nồi hơi có các bộ phận như buồng đốt, van an toàn, hệ thống ống dẫn nhiệt và mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nồi hơi ( lò hơi ) an toàn. Những sự cố phổ biến nhất khi vận hành lò hơi ( vận hành nồi hơi ) là nổ nồi hơi. Nguyên nhân chính thường là do áp suất bên trong quá cao và không được kiểm soát đúng cách. 

Ngoài ra, một số rủi ro khác bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Thiết bị hỏng hóc: Khi không kiểm tra định kỳ hoặc bảo dưỡng không đúng cách.

  • Lò hơi thiếu nước: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nổ nồi hơi vì nước làm mát hệ thống quá mức nhiệt độ có thể gây ra nứt ống.

  • Van an toàn không hoạt động: Nếu van an toàn không hoạt động hoặc bị tắc nghẽn, áp suất có thể tăng quá mức cho phép.

  • Vậy nên, cách tốt nhất là luôn luôn có một quy trình vận hành nồi hơi ( vận hành lò hơi ) rõ ràng và chi tiết.

>>> Xem thêm: Nồi hơi đốt đa nhiên liệu là gì? Ứng dụng của nồi hơi trong sản xuất

Kinh nghiệm quản lý nồi hơi an toàn

  • Nồi hơi phải được chế tạo và lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật, đăng ký sử dụng theo quy định. Chủ doanh nghiệp phải giao trách nhiệm quản lý thiết bị cho cơ quan quản lý thiết bị bằng văn bản.

  • Không được phép vận hành các nồi hơi chưa được đăng kiểm. Không đưa nồi hơi vào hoạt động khi các thiết bị an toàn không đảm bảo

  • Chỉ những người đến độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình kỹ thuật an toàn vận hành thiết bị chịu áp lực được cấp chứng chỉ nghề và thẻ huấn luyện an toàn lao động mới được giao vận hành thiết bị. Người sử dụng lao động phải ra quyết định giao trách nhiệm bằng văn bản. Ngoài ra, người được giao trực tiếp vận hành nồi hơi phải luôn có mặt khi thiết bị hoạt động, thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của nồi hơi. Ghi chép số liệu vào sổ nhật ký vận hành. Người vận hành nồi hơi không được phép làm việc riêng, không tự ý bỏ đi nơi khác trong lúc điều khiển nồi hơi.

  • Người quản lý phải có kế hoạch và hoạt động để đảm bảo duy trì việc thực hiện các chế độ bảo dưỡng, vận hành, tu sửa và khám nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật.

  • Trong khu vực vận hành phải có các biển báo, nội quy, hướng dẫn quy trình ngắn gọn, rõ ràng về an toàn vệ sinh lao động bằng tiếng Việt cho người lao động đọc và làm theo.

  • Khu vực đặt nồi hơi thông thoáng và thoát nước tốt, có đủ không gian cho công nhân làm việc, kiểm tra vận hành và vệ sinh thiết bị.

  • Thường xuyên kiểm tra mức nước, áp lực hơi trong ống. Nếu thấy có dấu hiệu không an toàn phải báo cho cán bộ kỹ thuật đơn vị biết để xử lý.

  • Không được để nồi hơi cạn nước trong quá trình làm việc. Tuyệt đối không bơm nước vào nồi hơi khi đang đốt

  • Kiểm tra van an toàn: Van an toàn trong việc vận hành nồi hơi ( vận hành lò hơi ) là một bộ phận quan trọng giúp nồi hơi không bị quá áp suất, đảm bảo vận hành nồi hơi ( lò hơi ) an toàn cho người sử dụng và thiết bị. Để kiểm tra van an toàn, bạn cần thực hiện các bước sau: 

+ Giật nhẹ hai van an toàn trên nồi hơi: Điều này giúp kiểm tra xem van an toàn có hoạt động đúng cách và hỗ trợ vận hành nồi hơi ( lò hơi ) an toàn hay không.

+ Quan sát hiện tượng xì hơi: Nếu khi giật van, hơi nước xì ra và sau khi thả tay, van tự động đóng lại thì van an toàn đang hoạt động hiệu quả. Điều này chứng tỏ van có khả năng bảo vệ nồi hơi khỏi tình trạng quá áp.

  • Khi vệ sinh và sửa chữa nồi hơi: phải chờ nồi hơi nguội hẳn, sau đó mở hết cửa thông hơi mới cho người vào làm việc.

  • Nồi hơi đốt dầu các ống dẫn phải được phủ kín không để rò rỉ. Nếu có dầu rơi vãi phải lau sạch ngay. Ống dẫn hơi, dẫn nước nóng phải được bao che cách nhiệt.

  • Các vật liệu dễ cháy nổ phải để xa nồi hơi ít nhất 10m.

  • Không sửa chữa, hàn nồi hơi và các bộ phận chịu áp lực của thiết bị khi còn áp suất.

>>> Xem thêm: Kiểm toán năng lượng nồi hơi là gì? Quá trình kiểm định nồi hơi

Kết luận: 

Vận hành nồi hơi an toàn không phải là quá khó nếu bạn tuân thủ đúng quy trình và kiểm tra thiết bị thường xuyên. Những kinh nghiệm quản lý nồi hơi cũng như bảo trì định kỳ sẽ giúp đảm bảo rằng nồi hơi của bạn luôn hoạt động tốt và không gây ra bất kỳ sự cố nào.

Contact zalo