Kinh tế tuần hoàn là gì? Xu hướng nền kinh tế đổi mới hiện nay
Để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh việc chú trọng vào giải pháp kinh tế tuần hoàn là cần thiết. Kinh tế tuần hoàn như một công cụ thiết thực sẽ giúp ích cho Việt Nam chuyển đổi kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững. Cùng NAAN tìm hiểu kinh tế tuần hoàn và xu hướng phát triển cho doanh nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn là gì?
Theo Pearce và Turner, khái niệm kinh tế tuần hoàn được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống.
Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế hướng tới việc giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, đồng thời tái sử dụng nguồn lực một cách tối đa. Kinh tế tuần hoàn hướng tới một chu trình khép kín, nơi mà các sản phẩm và vật liệu được thiết kế để tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy sinh học ở cuối vòng đời.
Thực chất, kinh tế tuần hoàn không chỉ là một cách để tái chế, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo giá trị cho cộng đồng thông qua việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Đồng thời, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp lớn mà còn là một xu hướng phổ biến và thực tế trong thời đại mới, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
>>> Xem thêm: Sản xuất sạch là gì? Giải pháp sản xuất sạch cho doanh nghiệp
Vai trò của kinh tế tuần hoàn
Các lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn được nâng cao ở cấp độ toàn cầu bao gồm: Giảm lượng rác thải đổ vào môi trường, giảm áp lực lên các bãi rác, Tiết kiệm tài nguyên, Cung cấp các sản phẩm bền vững và an toàn cho người tiêu dùng, tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan và uy tín thương hiệu cũng như giảm thiểu rủi ro.
Xu hướng kinh tế tuần hoàn
Theo thống kê trên thế giới, đến nay ước tính có khoảng hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đã, đang và dự kiến sẽ xây dựng các lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn dưới các tên gọi khác nhau
Năm 2021, Ủy ban ASEAN ban hành Khung kinh tế tuần hoàn cho Cộng đồng kinh tế ASEAN. Khung kinh tế tuần hoàn đặt ra tầm nhìn dài hạn với mục tiêu dựa trên các sáng kiến hiện có và xác định các trọng tâm ưu tiên hành động đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn trong khối ASEAN.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN đưa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn dưới luật.
Ngoài ra, các công cụ chính sách quan trọng có vai trò điều chỉnh hành vi của nhà sản xuất, người tiêu dùng trong nền kinh tế thân thiện môi trường sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn hiệu quả.
Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo cộng đồng doanh nghiệp và người dân để thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn, gắn với thực hành tốt, tạo dựng văn hóa trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tiến tới hình thành xã hội tuần hoàn vật chất.
Thách thức của mô hình kinh tế tuần hoàn
Bên cạnh xu hướng thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn, có nhiều thuận lợi và cũng không kém phần thách thức.
Thách thức khi triển khai vì lợi ích về kinh tế đang bị áp đặt trong quá trình áp dụng kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn mang tới nhiều lợi ích cho cộng đồng: nhiệt độ tăng trên toàn cầu tạo khó khăn đối với cuộc sống hiện tại, nên chúng ta đều thấy phải thay đổi. Phát triển xanh góp phần tăng độ hài lòng trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi sự thay đổi đều bắt đầu bằng những hành động nhỏ, chúng ta cần tin vào nó và làm cho các bên liên quan, ủng hộ cùng tin theo.
Việc đổi mới sáng tạo khó thực hiện vì đổi mới sáng tạo chỉ mới tập trung vào phát triển kinh tế còn kinh tế tuần hoàn vừa cân bằng kinh doanh vừa bảo vệ, cải tạo môi trường, chính vì vậy đó không chỉ là quá trình kinh doanh, huy động đầu tư mà còn là quá trình chiến lược và đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Kết luận:
Sự đổi mới, sáng tạo mở mô hình kinh tế tuần hoàn giúp chúng ta việc xây dựng một tương lai bền vững và thịnh vượng, giúp giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra giá trị và phát triển bền vững cho xã hội và doanh nghiệp. Vì vậy hãy chung tay hợp tác đa phương đa ngành, đổi mới xã hội theo xu hướng kinh tế tuần hoàn sẽ là yếu tố tiên quyết để giải quyết các thách thức vì sự phát triển bền vững.