Giỏ hàng của bạn

Kinh tế xanh là gì? Giải pháp phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam

Biến đổi khí hậu, với những hậu quả ngày càng rõ rệt như thiên tai cực đoan, mực nước biển dâng và suy thoái đa dạng sinh học, đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, kinh tế xanh nổi lên như một giải pháp then chốt, không chỉ giúp giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà còn tạo ra những cơ hội kinh tế mới, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tạo ra một tương lai bền vững hơn.

Kinh tế xanh là gì?

Kinh tế xanh là nền kinh tế ít carbon, giảm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cũng như tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Mục đích của phát triển kinh tế xanh là tăng trưởng kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường sống trong sạch và bền vững.

>>> Xem thêm: Kinh tế tuần hoàn là gì? Xu hướng nền kinh tế đổi mới hiện nay

kinh tế xanh là gì

Vai trò của nền kinh tế xanh 

Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững 

Các doanh nghiệp không ngừng đánh giá tác động môi trường để giảm thiểu các rủi ro về môi trường, duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn diện.

Tránh sự biến đổi khí hậu

Việc giảm lượng phát khí thải và khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý là cách giảm thiểu sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Cải thiện và cân bằng hệ sinh thái

Việc sử dụng tài nguyên hợp lý, chú trọng vào các hoạt động tái chế kết hợp với giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Thực trạng phát triển nền kinh tế xanh tại Việt Nam 

Đến năm 2030, Việt Nam về cơ bản trở thành một nền công nghiệp hiện đại, vì vậy việc phát triển kinh tế xanh trở thành xu thế tất yếu và cấp bách. Mục tiêu là đảm bảo hiện đại hóa nền kinh tế đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. 

Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định chủ trương "phát triển nhanh và bền vững" cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh. Điều này bao gồm việc thúc đẩy sự đổi mới trong mô hình tăng trưởng kinh tế và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững, cũng như bảo vệ môi trường của con người. 

Năm 2018, đã có 7 bộ ban hành Kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh; 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phát triển và thực hiện Kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh cấp tỉnh, thành phố. Một số lĩnh vực và ngành công nghiệp chủ chốt, nhằm tăng cường giá trị gia tăng với hiệu suất cao theo hướng phát triển kinh tế xanh.

thực trạng phát triển kinh tế xanh ở việt nam

Một số hạn chế về nguồn lực để triển khai các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xanh và bền vững vẫn chưa được định rõ, các dự án liên quan đến phát triển kinh tế xanh còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, việc thu hút vốn đầu tư vào các dự án xanh cũng gặp nhiều khó khăn do mức độ hấp dẫn với các nhà đầu tư vẫn chưa cao.

Giải pháp phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cộng đồng

Sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và tổ chức về bảo vệ môi trường là cấp thiết. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường là nền tảng cho mọi hành động. Tuyên truyền, giáo dục về môi trường cần được đẩy mạnh, hướng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ. 

Ban hành các chính sách, kế hoạch hiệu quả

Các bộ, ngành, địa phương cần sớm ban hành và thực hiện hiệu quả các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững và triển khai đồng bộ quyết liệt từ cấp trung ương đến địa phương.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ

Việc đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này cần được thực hiện song song với việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện trong nước. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ cần được đẩy mạnh để tạo nền tảng khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng cơ chế, chính sách, và giải pháp quản lý hiệu quả.

Thu hút đầu tư

Việc cải thiện môi trường đầu tư và thu hút nguồn vốn nước ngoài là vô cùng quan trọng. Nguồn vốn này không chỉ góp phần nâng cao năng lực tài chính mà còn mang đến cho doanh nghiệp trong nước cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các nhà đầu tư quốc tế. 

Kết luận:

Với những lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, kinh tế xanh đang mở ra một kỷ nguyên phát triển đầy hứa hẹn. Việc khai thác hiệu quả tiềm năng của năng lượng tái tạo, công nghệ xanh và các mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến hành tinh mà còn tạo ra những cơ hội kinh doanh mới, việc làm xanh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Một tương lai xanh và bền vững hoàn toàn nằm trong tầm tay nếu chúng ta có đủ quyết tâm và hành động một cách đồng bộ.

Contact zalo