Năng lượng hóa thạch là gì? Nhược điểm của năng lượng hóa thạch
Các nguồn năng lượng thạch có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của con người những cũng tồn tại nhiều nhược điểm, đặc biệt là những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Hãy cùng NAAN tìm hiểu về năng lượng hóa thạch là gì và ưu nhược điểm của chúng.
Năng lượng hóa thạch là gì?
Năng lượng hóa thạch được tạo ra từ các nhiên liệu hóa thạch, bao gồm: than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên. Các loại nhiên liệu này được sinh ra từ việc phân hủy xác động, thực vật sau hàng triệu năm. Chúng chủ yếu chứa các thành phần cacbon và hydro nên có thể đốt cháy để tạo ra năng lượng.
Các loại năng lượng hóa thạch phổ biến:
Than đá: Nhiên liệu rắn, màu đen hoặc nâu đen, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất điện và công nghiệp.
Dầu mỏ: Chất lỏng sánh, màu đen hoặc nâu, được sử dụng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông, sản xuất hóa chất và nhựa.
Khí đốt tự nhiên: Hỗn hợp khí, chủ yếu là metan, được sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất điện và công nghiệp.
>>> Xem thêm: Năng lượng sinh học là gì? Tiềm năng của năng lượng sinh học
Vai trò của năng lượng hóa thạch
Năng lượng hóa thạch chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các nguồn năng lượng khai thác hiện nay. Trong đó, than đá vẫn là nguồn tài nguyên được khai thác nhiều nhất trên thế giới. Bởi việc khai thác than có nhiều ưu điểm như dễ khai thác, chế biến, mua bán và vận chuyển hơn so với các nguồn nhiên liệu khác như dầu mỏ hay khí tự nhiên.
Hơn nữa, than cũng được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như: sản xuất điện năng (với nhà máy nhiệt điện) hoặc cung cấp nhiên liệu đốt cho các động cơ, thiết bị như máy hơi nước, đầu máy xe lửa… Điều này cho thấy nhiệt điện than đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Nhược điểm của năng lượng hóa thạch
Năng lượng hóa thạch có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của toàn nhân loại. Tuy nhiên, nó cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người. Cụ thể, có thể kể đến những hạn chế sau:
Năng lượng hóa thạch bị cạn kiệt và ngày càng khan hiếm
Do các nhiên liệu hóa thạch phải mất tới hàng triệu năm để hình thành, trong khi mức độ khai thác và sử dụng của con người lại rất cao. Điều này khiến nguồn tài nguyên hóa thạch dần bị cạn kiệt và ngày càng khan hiếm.
Do đó, nếu giữ tốc độ khai thác như hiện tại thì trữ lượng tài nguyên sẵn có sẽ không thể đáp ứng cho nhu cầu tương lai. Theo phân tích từ viện nghiên cứu năng lượng, trên thế giới trữ lượng dầu mỏ chỉ có thể dùng cho 53 năm nữa, than đá chỉ còn 113 năm và khí thiên nhiên là 55 năm. Còn tại Việt Nam, than đá chỉ có thể dùng trong 4 năm nữa, dầu mỏ là 34 năm và khí thiên nhiên là 63 năm.
Ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người
Khi nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy để tạo ra năng lượng, chúng giải phóng ra khí CO2 và các loại khí thải độc hại khác gây ô nhiễm không khí. Cụ thể, mỗi năm có tới 21.3 tỷ tấn khí CO2 thải ra môi trường, điều này làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và góp phần gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, các khí thải độc hại khác như NO2, SO2… là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit, gây phá hoại mùa màng, phá hoại các công trình xây dựng.
Năng lượng nào có thể thay thế năng lượng hóa thạch trong tương lai?
Nhiên liệu hóa thạch không phải là nguồn năng lượng duy nhất để tạo ra điện. Một giải pháp thay thế không cacbon khác có thể tạo ra điện và cung cấp cho nhu cầu sử dụng của con người là sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng địa nhiệt…
Đây là những nguồn tài nguyên dồi dào, vô tận và có thể tái tạo. Sử dụng các nguồn năng lượng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng cao trên trái đất, mà còn góp phần giảm thiểu khí thải cacbon, tạo môi trường xanh sạch, chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.