cart.general.title

Năng lượng sạch - Giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách, năng lượng sạch đã nổi lên như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Cùng NAAN tìm hiểu về năng lượng sạch là gì cũng như nguồn năng lượng sạch được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Năng lượng sạch là gì?

Năng lượng sạch là loại năng lượng không gây ra chất thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nói cách khác, đây là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm không khí, nước và đất.

Đặc điểm chính của năng lượng sạch:

  • Tái tạo: Nguồn năng lượng này có thể được tái tạo liên tục từ tự nhiên, không bị cạn kiệt như các nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá).

  • Sạch: Quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng sạch không tạo ra khí thải độc hại, chất thải rắn hoặc nước thải gây ô nhiễm.

  • Bền vững: Năng lượng sạch góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu và đảm bảo nguồn năng lượng cho các thế hệ tương lai.

>>> Xem thêm: Năng lượng tái tạo là gì? Vai trò và thực trạng sử dụng tại Việt Nam

Các nguồn năng lượng sạch phổ biến ở Việt Nam

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời được chuyển đổi thành điện năng thông qua các tấm pin mặt trời. Đây là một trong những nguồn năng lượng sạch phổ biến nhất hiện nay. Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia Tây Âu đi đầu trong việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Đến năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất được khoảng 520.000 kW điện bằng pin mặt trời, với giá trung bình 800.000 Yên/kW, thấp hơn 10 lần so với cách đây trên một thập kỷ. 

Năng lượng thủy điện

Thủy điện cũng là một nguồn năng lượng sạch đang được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Nguồn năng lượng này hoạt động dựa vào sức nước trong các dòng chảy có tốc độ nhanh để thiết lập tuabin máy phát điện. Tuy nhiên, các công trình thủy điện, đập thủy điện lại không được xem là năng lượng tái tạo.

Năng lượng gió

Năng lượng gió được khai thác dưới dạng động năng để làm quay tuabin và tạo ra điện. Khác với năng lượng mặt trời, năng lượng gió thường được khai thác tại các khu vực có sức gió mạnh, thường là những địa điểm xa xôi, không gần khu dân cư. Do đó, chúng bị hạn chế về vị trí lắp đặt và không được sử dụng phổ biến như các hệ thống năng lượng mặt trời. Ví dụ như ở Hà Lan hay ở Anh, Mỹ. Riêng tại Nhật mới đây người ta còn sản xuất thành công một turbin gió siêu nhỏ, sản phẩm của hãng North Powen. Turbin này có tên là NP 103, sử dụng một bình phát điện dùng cho đèn xe đạp thắp sáng hoặc giải trí có chiều dài cánh quạt là 20 cm, công suất điện là 3 W, đủ để thắp sáng một bóng đèn nhỏ.

Năng lượng địa nhiệt

Theo các nhà khoa học về trái đất, địa cầu của chúng ta là một cỗ máy sinh nhiệt; cứ xuống sâu 33m, nhiệt độ trong lòng đất sẽ tăng 1 độ C. Ở độ sâu 60km, nhiệt độ có thể đạt tới 1.800 độ C và ở độ sâu từ khoảng 30km trở xuống, bất kỳ chỗ nào cũng có đủ nhiệt để sản xuất điện phục vụ cho toàn thế giới.

Vì thế, đây chính là một năng lượng sạch vô cùng dồi dào mà con người có thể khai thác trong tương lai. Để khai thác địa nhiệt ở vùng 200 độ C, người ta sẽ khoan các giếng sâu 3-5km rồi đưa nước xuống; nhiệt độ trong lòng đất sẽ khiến nước sôi lên, hơi nước bốc lên theo ống dẫn làm quay tuabin máy phát điện. Năng lượng địa nhiệt đã được khai thác và sử dụng từ đầu thế kỷ 20 và các quốc gia hiện đang dẫn đầu về sản xuất điện địa nhiệt là Mỹ, Philippines, Indonesia.

Năng lượng sinh khối

Sinh khối bao gồm cây cối, tảo và các loài thực vật khác; bã nông nghiệp và lâm nghiệp, giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi…

Năng lượng sinh khối có thể tạo nhiệt, sản xuất điện năng, làm nguyên liệt cho giao thông vận tải. Trên quy mô toàn cầu, năng lượng sinh khối đang chiếm khoảng 14-15% tổng năng lượng tiêu thụ, đứng thứ 4 trong các nguồn năng lượng được khai thác.

Năng lượng từ lên men sinh học

Năng lượng từ lên men sinh học là một dạng năng lượng tái tạo được sản xuất từ quá trình lên men các chất hữu cơ như: chất thải hữu cơ và sinh khối. Quá trình lên men diễn ra trong điều kiện không có oxy, các vi sinh vật sẽ phân hủy chất hữu cơ, tạo ra khí sinh học (biogas). Khí sinh học chủ yếu gồm metan (CH4) và carbon dioxide (CO2). Metan là một loại khí đốt có thể được sử dụng để đốt cháy sản xuất nhiệt hoặc điện.

Pin nhiên liệu 

Đây là kỹ thuật cung cấp năng lượng sạch và không ảnh hưởng đến môi trường nhờ khả năng giảm phát thải CO2 . Cơ chế tạo ra điện của pin nhiên liệu đến từ phản ứng giữa Hydro và ôxy.

Đây là hai chất khí có sẵn trong tự nhiên nên không hề gây hại đến môi trường. Đối với lĩnh vực này, Nhật Bản đang là quốc gia dẫn đầu, đặc biệt là áp dụng cho các phương tiện giao thông hay các thiết bị dân dụng.

>>> Xem thêm: Giải pháp quản lý năng lượng hiệu quả

Tiềm năng phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam 

Theo  nhiều chuyên gia cùng các tổ chức quốc tế nhận định, nước ta có thể đáp ứng đủ nguồn năng lượng sạch cần thiết để phát triển lưới điện quốc gia bền vững.

Theo kế hoạch Quy hoạch và Phát triển Điện lực Quốc gia (2021 – 2030), Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo đến 40% vào năm 2045. Hiện tại, cả nước có hơn 1000 địa điểm có tiềm năng phát triển thủy điện với tổng khả năng cung cấp năng lượng trên 7000 MW.

Bên cạnh đó, với ưu điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa trải dài khắp 3350 km đường bờ biển, Việt Nam có thể xây dựng một ngành công nghiệp năng lượng gió lớn nhất tại Đông Nam Á, đạt đến 513,360 MW, tức gấp 10 lần năng lực cấp điện của ngành điện 2020. Ngoài hai lợi thế trên, Việt Nam còn có một tiềm năng khác về nguồn nhiên liệu sinh khối (biomass).

Là một đất nước nông nghiệp, chúng ta có thể cung cấp một số lượng lớn các nguyên liệu tạo nên biomass như gỗ, củi đốt, bã mía, rơm rạ, trấu, mùn cưa, …Con số ước tính lên tới 60 triệu tấn biomass mỗi năm.

Bộ Công Thương khẳng định: “Quy hoạch điện VIII nhằm mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của cả nước với mức tăng GDP bình quân là khoảng 6,6%/năm trong giai đoạn 2021-2030 và khoảng 5,7%/năm trong giai đoạn 2031-2045.”

Kết luận:

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về năng lượng sạch là gì và đặc biệt là các nguồn năng lượng sạch ở Việt Nam giúp chúng ta có thêm động lực để khôi phục ngôi nhà xanh. NAAN tự hào với sứ mệnh mang đến giải pháp năng lượng toàn diện thông qua các sản phẩm, dịch vụ mà NAAN tự hào giới thiệu đến qúy khách hàng.