Giỏ hàng của bạn

Năng lượng tái tạo là gì? Vai trò và thực trạng sử dụng tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), đến năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn sản xuất điện chính, đáp ứng 1/3 năng lượng điện trên thế giới, ước tính, công suất điện gió và quang điện sẽ vượt công suất của khí đốt vào năm 2023 và than đá vào năm 2024.

Khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì năng lượng tái tạo trở thành giải pháp và xu hướng tất yếu của ngành năng lượng hiện nay trên thế giới. Cùng Naangroup tìm hiểu về năng lượng tái tạo là gì và vai trò của năng lượng tái tạo trong cuộc sống hiện nay.

Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo, hay còn gọi là năng lượng sạch, được tạo ra từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc các quy trình tự nhiên được hình thành liên tục như: ánh sáng mặt trời, gió …

Đặc điểm nổi bật của năng lượng tái tạo

  • Sạch và thân thiện với môi trường: Không gây ra khí thải nhà kính hay các chất ô nhiễm khác, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

  • Dồi dào và bền vững: Các nguồn năng lượng tái tạo như Mặt Trời và gió là vô tận, đảm bảo cung cấp năng lượng lâu dài cho nhân loại.

  • Đa dạng: Có nhiều loại hình năng lượng tái tạo khác nhau, phù hợp với nhiều điều kiện địa lý và khí hậu.

  • Giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch: Giúp giảm thiểu tình trạng khan hiếm nhiên liệu và biến động giá cả.

  • Tạo ra việc làm và phát triển kinh tế: Ngành năng lượng tái tạo tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hiện tại, chúng ta đang dần cải tiến năng lượng tái tạo trở thành một nguồn năng lượng quan trọng phù hợp với xu thế phát triển bền vững trong tương lai. Năng lượng tái tạo ngày một phổ biến tại các nhà máy điện mặt trời, điện gió cho đến những hệ thống điện năng lượng mặt trời phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhà dân. Thậm chí ở các nước phát triển còn sử dụng hệ thống điện mặt trời cộng đồng được xây dựng bởi các hợp tác xã nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu điện của chính họ.

>>> Xem thêm: Tiết kiệm năng lượng là gì? 5+ Giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho doanh nghiệp

Vai trò của năng lượng tái tạo

Bảo vệ môi trường

Giảm thiểu khí thải nhà kính: Năng lượng tái tạo không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí như carbon dioxide, sulfur dioxide, nitrogen oxide, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

Giảm ô nhiễm nước: Việc sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm thiểu việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, từ đó giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

Bảo vệ đa dạng sinh học: 

Sử dụng năng lượng tái tạo làm giảm thiểu khai thác nhiên liệu hóa thạch giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học.

Đảm bảo an ninh năng lượng

Giảm phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu: Nhiều quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, điều này làm tăng rủi ro về giá cả và an ninh năng lượng. 

Đa dạng hóa nguồn cung: Việc sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro khi một nguồn cung bị gián đoạn. Trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, vấn đề an ninh năng lượng lên trở thành vấn đề nóng hơn bao giờ hết. Việc chủ động được các nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người sẽ đảm bảo phát triển bền vững cho đất nước.

Phát triển kinh tế:

Tạo ra việc làm: Ngành năng lượng tái tạo tạo ra nhiều việc làm trong các lĩnh vực sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo trì.

Thu hút đầu tư: Các dự án năng lượng tái tạo thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Cải thiện cuộc sống: Năng lượng tái tạo giúp cung cấp điện cho các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng:

Nguồn năng lượng dồi dào: Nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió... là vô tận, có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của con người.

Phù hợp với xu hướng phát triển bền vững: Năng lượng tái tạo là một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh và bền vững.

Sự khác biệt giữa năng lượng tái tạo và không tái tạo

Về tầm nhìn ngắn hạn, dài hạn

Vì được khai thác, sử dụng trong quá trình sản xuất mà không lường trước tác động dài hạn đến tài nguyên, môi trường nên năng lượng không tái tạo sẽ có tầm nhìn ngắn hạn hơn. Ngược lại, năng lượng tái tạo lại có tầm nhìn dài hạn với mục đích bảo vệ tài nguyên, môi trường cho tương lai.

Sự bền vững và các tác động môi trường 

Việc sử dụng năng lượng không tái tạo sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường như: ô nhiễm nước, đất, không khí. Trong khi đó, sử dụng năng lượng tái tạo giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Năng lượng tái tạo là giải pháp bền vững vì sử dụng các nguồn năng lượng sạch, có nguồn cung liên tục và gần như vô hạn (Gió, mặt trời, địa nhiệt…)

Thực trạng năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Theo Bộ Công thương, đến năm 2030 sẽ đặt mục tiêu và định hướng phát triển năng lượng sạch hoàn toàn. Bởi, năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường. Cho đến nay, nước ta thành công nhiều dự án năng lượng mặt trời tại một số tỉnh phía Trung và phía Nam. 

Mặt khác, Việt Nam cũng sở hữu nhiều tiềm năng phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ gió khi có đường bờ biển dài tới 3200km cùng tốc độ gió hàng năm ở Biển Đông là 6m/s. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn năng lượng gió tiến triển khá chậm do một số khó khăn về mặt pháp lý, kỹ thuật, vấn đề về chi phí,...

Ứng dụng của năng lượng tái tạo

Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm và các loại năng lượng tái tạo là gì, việc nắm rõ những ứng dụng của năng lượng tái tạo cũng rất quan trọng để có thể sử dụng những nguồn năng lượng này một cách hiệu quả.  

Lĩnh vực

Ứng dụng

Giao thông

Xe ôtô điện: năng lượng tái tạo được ứng dụng để sản xuất pin cung cấp năng lượng cho các phương tiện giao thông mà không cần tới xăng, dầu.

Xây dựng và quy hoạch hóa đô thị

Xây dựng: Ứng dụng năng lượng mặt trời vào các quy trình xây dựng nhằm cung cấp hệ thống chiếu sáng cũng như điều hòa nhiệt độ trong các tòa nhà.

Nông nghiệp

Hệ thống tưới tiêu tự động: Ứng dụng năng lượng điện vào hệ thống tưới nước tự động tại các đồng ruộng giúp nâng cao năng suất cây trồng.

Y tế

Trạm y tế di động: Sử dụng pin năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho các xe y tế lưu động,

 tiếp cận các địa phương không có đủ điều kiện để xây dựng bệnh viện, trạm xá.

Giáo dục và nghiên cứu

Việc nghiên cứu năng lượng tái tạo giúp hỗ trợ các nghiên cứu về phát kiến ứng dụng, sáng kiến mới.

Du lịch

Ứng dụng năng lượng tái tạo trong các phương tiện du lịch cũng như cơ sở vật chất để phát triển ngành du lịch bền vững.

Kết luận:

Trong bối cảnh phát triển nền "kinh tế xanh" đang là những ưu tiên hàng đầu đối với nhiều quốc gia trên thế giới, vai trò của năng lượng tái tạo ngày càng được chú trọng. Việt Nam cần chú trọng hơn nữa để tạo thế cạnh tranh trong thời kỳ “kinh tế xanh” cũng là yếu tố then chốt để phát triển bền vững. Trên đây, Naan đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về năng lượng tái tạo là gì cũng như ứng dụng của chúng trong doanh nghiệp, hi vọng có thể giúp doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững thành công.

 
Contact zalo