Phát triển bền vững là gì? Nắm bắt tiêu chí đánh giá xu hướng tất yếu toàn cầu
Trước xu hướng phát triển của toàn cầu, sự phát triển bền vững đang là mối quan tâm của nhân loại. Thuật ngữ phát triển bền vững là gì được nhắc đến phổ biến trong các chiến lược phát triển của các quốc gia. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài và xây dựng hình ảnh thương hiệu với cộng đồng.
Phát triển bền vững là gì?
Phát triển bền vững được hiểu là việc phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại không làm ảnh hưởng đến việc phát triển của thế hệ tương lai. Bên cạnh việc xoay quanh kinh tế hay bảo vệ môi trường phát triển bền vững đòi hỏi sự kết hợp hài hòa của mọi khía cạnh trong đời sống như: Kinh tế, xã hội,....
>>> Xem thêm: ESG là gì? Vì sao ESG được các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm?
Tại sao phải phát triển bền vững?
Ngày nay, với sự phát triển nền kinh tế mạnh mẽ trên thế giới thì đi kèm đó cũng có nhiều thách thức đặt ra như: biến đổi khí hậu, bất bình đẳng giới ... Phát triển bền vững không chỉ là một lựa chọn mà còn là một sự cần thiết để bảo vệ trái đất, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho con người và phát triển kinh tế một cách bền vững.
Phát triển bền vững để đảm bảo bền vững về kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định và an toàn. Thúc đẩy đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, giảm rủi ro do các tác động tiêu cực của môi trường và xã hội.
Phát triển bền vững để đảm bảo bền vững về xã hội: phát triển bền vững đảm bảo sự công bằng xã hội và phát triển con người thông qua thước đo là chỉ số phát triển con người HDI. Theo đó, phát triển bền vững thể hiện qua việc giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm, nông nghiệp bền vững đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm ổn định và đặc biệt đảm bảo bình đẳng xã hội, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.
Phát triển bền vững để đảm bảo bền vững về môi trường: Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ các hệ sinh thái và giảm thiểu thiên tai. Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước và đất, bảo vệ sức khỏe con người và đa dạng sinh học. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự tồn tại cho các thế hệ tương lai.
Ví dụ về phát triển bền vững ở Việt Nam
Việt Nam hướng đến chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng tận dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để giảm tối đa tình trạng khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Theo nghị quyết số 55 NQ/TW của tháng 02/2020 của Bộ chính trị đã đề ra mục tiêu này: uu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 là tỷ lệ các nguồn năng lượng mới sẽ tăng lên đạt 25-30% trong tổng cung năng lượng sơ cấp. Không chỉ chuyển dịch riêng ngành năng lượng mà phải gắn với cơ cấu lại các ngành khác và gắn với các khu vực tiêu thụ năng lượng.
Các nguyên tắc phát triển bền vững
Sau khi tìm hiểu về khái niệm phát triển bền vững là gì thì những nguyên tắc dưới đây cũng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay.
Về kinh tế
Tăng trưởng kinh tế theo từng năm và các vấn đề về kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ được đảm bảo ổn định lâu dài. Bên cạnh đó cần đảm bảo cán cân thương mại, đầu tư chất lượng thông qua việc nâng cao công nghệ sản xuất, không làm ảnh hưởng đến xã hội và môi trường.
Về xã hội
Đảm bảo tính công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động. Sự phát triển này cũng cần đảm bảo con người được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục mà không làm ảnh hưởng và tổn hại đến nền kinh tế và môi trường.
Về môi trường
Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tránh khai thác trái phép và làm cạn kiệt các hệ thống nguồn lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường cần bảo tồn và duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định của bầu khí quyển và nhiều hoạt động sinh thái khác.
Bên cạnh đó, các vấn đề về ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm đô thị và ô nhiễm khu công nghiệp cần phải quản lý và xử lý tốt, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
Ngoài ra, việc phát triển bền vững còn từng bước thay đổi mô hình sản xuất, hướng doanh nghiệp đến các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường hơn.
Thực trạng phát triển bền vững tại Việt Nam
Theo Nghị quyết Đại hội XIII về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Ngoài ra, kiên định với mục tiêu phát triển toàn diện – phát triển bền vững.
Theo Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, đến năm 2050, Việt Nam xác định tầm nhìn chiến lược, quy hoạch phát triển và đưa ra những mục tiêu:
- Về kinh tế trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2030, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt mức khoảng 7% mỗi năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành sẽ đạt khoảng 7.500 USD.
- Về xã hội chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,8n, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân đáng kể, đảm bảo quốc phòng an ninh vững chắc.
- Về môi trường sẽ được phát triển theo mục tiêu giảm thiểu carbon, với mục tiêu chung hướng tới Net Zero vào năm 2050.
Naangroup hiện là đơn vị tiên phong theo định hướng phát triển bền vững, hành động hướng đến Net Zero tại Việt Nam. Naangroup luôn nỗ lực để trở thành đối tác tin cậy của quý khách hàng trong lĩnh vực cung cấp giải pháp năng lượng. Naangroup sử dụng 100% nhiên liệu biomass, giúp bảo vệ môi trường, Ngoài ra, đơn vị còn cung cấp nhiều loại lò hơi phù hợp với nhu cầu sử dụng của quý khách hàng, từ lò hơi công nghiệp đến lò hơi sinh hoạt giúp tiết kiệm chi phí điện năng và bảo vệ môi trường.
>>> Xem thêm: Hướng tới Net Zero - Biến nhận thức thành hành động
Những thách thức, khó khăn để phát triển bền vững
- Nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như bão, lũ lụt, hạn hán... đổi là một trong những thách thức cấp bách nhất mà thế giới hiện nay phải đối mặt. Các hiện tượng thời tiết cực đoan đe dọa sức khỏe của con người và hệ sinh thái trên toàn cầu.
- Bất ổn xã hội, sự phân hóa giàu nghèo làm cản trở quá trình phát triển bền vững.
- Con người vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
- Hoạt động công nghiệp và nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật.
Kết luận:
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta cần phải hành động ngay từ bây giờ. Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tư vào các biện pháp và chiến lược phát triển bền vững, chính phủ cần phải thúc đẩy các chính sách hỗ trợ, mỗi cá nhân cần phải đóng góp vào việc thay đổi hành vi và lối sống cá nhân để hướng tới một tương lai bền vững hơn.