Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững tại Việt Nam
Trên tiến trình phát triển công nghiệp luôn đi kèm với nó luôn là những thách thức về ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực đến xã hội… Vì vậy con đường phát triển công nghiệp bền vững và cũng là vấn đề cấp bách đặt ra đối với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Phát triển công nghiệp bền vững là gì?
Phát triển công nghiệp bền vững là một quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp theo cách đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ. Nói cách khác, đó là việc phát triển ngành công nghiệp một cách cân bằng, hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.
>>> Xem thêm: Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
Tại sao phát triển công nghiệp bền vững lại quan trọng?
Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Phát triển kinh tế bền vững: Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cải thiện chất lượng cuộc sống: Đảm bảo môi trường sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tạo ra các công việc ổn định và thu nhập cao.
Đảm bảo công bằng xã hội: Đảm bảo quyền lợi của người lao động, giảm bất bình đẳng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.
Thực trạng thực hiện phát triển công nghiệp bền vững ở Việt Nam
Việt Nam đã thực hiện cam kết Net-Zero tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), xác định phát triển mạnh loại năng lượng này tới năm 2030 và năm 2050. Vì vậy, việc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là điều tất yếu hiện nay
Đảng và nhà nước khuyến khích tiêu dùng theo hướng bền vững trở thành mục tiêu phát triển của Việt Nam, được triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước đạt được những kết quả tốt.
Tại thị trường trong nước, trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp chọn hướng kinh doanh bền vững làm lợi thế cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ, trang thiết hiện đại, cải tiến hướng đến phát triển bền vững.
Theo thống kê, giao thông vận tải là một trong những ngành có phát thải khí nhà kính lớn thứ 3 (sau ngành năng lượng và nông nghiệp) với khoảng 18,4% tổng lượng khí thải vào bầu khí quyển hằng năm. Ngành giao thông vận tải đã và đang rà soát, xây dựng mới các chiến lược, kế hoạch phát triển bám sát với những nội dung của chiến lược phát triển công nghiệp bền vững, như phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bền vững, thúc đẩy chuyển giao thông vận tải đường bộ sang các phương thức giao thông vận tải tiết kiệm nhiên liệu hơn, ....
Việt Nam đã có một số chủ trương, chính sách lớn thúc đẩy ngành xây dựng bền vững hơn, có trách nhiệm với môi trường hơn. Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi thị trường xây dựng theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường…
Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững
Xây dựng và ban hành các luật, nghị định chi tiết về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, quản lý chất thải... Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp công nghiệp phát triển bền vững tạo ưu tiên phát triển khi vay vốn ngắn hạn tại tổ chức tín dụng.
Tăng cường truyền thông về tầm quan trọng của phát triển bền vững, khuyến khích người dân thay đổi hành vi tiêu dùng.
Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa và thị trường ngoài nước để tạo điều kiện phát triển công nghiệp bền vững.
Cần tập trung nâng cao năng lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp. Áp dụng các phương pháp sản xuất lean, giảm thiểu lãng phí, tăng năng suất và hiệu quả. Đào tạo các kỹ năng, kiến thức về môi trường và phát triển bền vững cho người lao động.
Kết luận:
Việt Nam, với tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, đang đối mặt với những thách thức lớn về ô nhiễm môi trường và khai thác tài nguyên không bền vững. Việc chuyển đổi sang một nền công nghiệp xanh, bền vững là con đường tất yếu để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Phát triển công nghiệp bền vững là con đường tất yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Hãy cùng chung tay hành động để xây dựng một Việt Nam xanh, sạch và đẹp