Tăng cường quản lý tín chỉ carbon để giảm phát thải thành công
Phát thải cacbon và tác động của nó đối với biến đổi khí hậu là một trong những thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Quản lý cacbon bao gồm tất cả các nỗ lực hướng tới giảm thiểu khí nhà kính từ các hoạt động bằng cách làm việc hướng tới giảm lượng khí thải cacbon và năng lượng tiêu thụ tổng thể.
Quản lý tín chỉ các-bon là gì?
Thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải. Để bảo đảm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo NDC và đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, việc xây dựng và thực hiện và quản lý carbon; phát triển thị trường các-bon là rất cấp thiết.
Quản lý tín chỉ các-bon là việc xây dựng và tổ chức triển khai các quy định về cơ chế quản lý việc tạo tín chỉ và trao đổi, mua bán tín chỉ các-bon theo hình thức tự nguyện; đây chính là tiền đề phát triển thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường thế giới. Việc trao đổi, mua bán tín chỉ các-bon và kết quả giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.
Theo báo cáo của Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đến nay, Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về số lượng dự án triển khai theo Cơ chế phát triển sạch (CDM), với 258 dự án được Ban điều hành Cơ chế phát triển sạch phê duyệt và 13 chương trình hoạt động theo Cơ chế phát triển sạch, tiềm năng gần 140 triệu tấn CO2 tương đương trong thời hạn tín chỉ. Trong số này, 17 dự án theo Tiêu chuẩn vàng đã phát hành quốc tế hơn 3 triệu tín chỉ, 24 dự án theo Tiêu chuẩn carbon được thẩm tra đã phát hành hơn 600 nghìn tín chỉ.
Công tác quản lý carbon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường carbon, đảm bảo thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các đối tác tham gia, đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ về thị trường carbon.
>>> Xem thêm: Giải pháp giảm thiểu carbon vì môi trường bền vững
Tăng cường quản lý carbon
Để tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường các-bon, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các đối tác tham gia, đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ về thị trường các-bon và phương thức tạo tín chỉ các-bon để có thể giao dịch trên thị trường, cần:
Ban hành chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đạt mục tiêu cam kết theo NDC, hoàn thành trong Quý III năm 2024.
Phối hợp giữa các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đàm phán, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ các-bon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính, đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường các-bon của một số lĩnh vực.
Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ các-bon, quản lý các dự án hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường các-bon trong nước và quốc tế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng cấp quốc gia đến năm 2030 và mục tiêu đến năm 2050
Quản lý, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia, đề xuất quy định quản lý phù hợp.
Triển khai các chương trình truyền thông về trách nhiệm hướng đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, tham gia thị trường các-bon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường các-bon tuân thủ.
Kết bài: