Giỏ hàng của bạn

Sản xuất bền vững là gì? Thực trạng tiêu thụ bền vững tại Việt Nam

Trong một thế giới mà tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và biến đổi khí hậu đe dọa cuộc sống của chúng ta, việc sản xuất bền vững không chỉ là một lựa chọn mà còn là một trách nhiệm. Từ việc giảm thiểu lượng khí thải carbon, tiết kiệm năng lượng đến việc tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu, sản xuất bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai. Bài viết này sẽ đi sâu vào khái niệm sản xuất bền vững là gì, phân tích những lợi ích và thách thức của mô hình sản xuất bền vững.

Sản xuất bền vững là gì?

Sản xuất bền vững cũng giống với sản xuất xanh hay sản xuất thân thiện với môi trường. Theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, sản xuất bền vững được hiểu là việc tạo ra các sản phẩm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, bảo tồn nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên nhằm nâng cao chất lượng và sự an toàn của công nhân, cộng đồng cũng như chính sản phẩm.  

>>> Xem thêm: Sản xuất sạch là gì? Giải pháp sản xuất sạch cho doanh nghiệp

Lợi ích của mô hình sản xuất bền vững

Tiết kiệm nhiên liệu và chi phí sản xuất

Bên cạnh mô hình sản xuất bền vững, các thiết bị và phương pháp giúp cho việc sử dụng tài nguyên hiệu quả sẽ được đưa vào quy trình sản xuất cải thiện năng suất hiệu quả và thúc đẩy việc tận dụng các nguồn lực một cách hợp lý, đặc biệt là các nguồn năng lượng không thế tái tạo được. Hướng đến sự bền vững là mục tiêu tiên phong mang lại lợi ích cho môi trường và doanh nghiệp.

Thúc đẩy sự đổi mới

Chúng ta phải luôn luôn đổi mới, thay đổi quy trình để phù hơp với thời đại. Điều này sẽ tốn chi phí ban đầu, nhưng lợi ích dài hạn đạt được rất hiệu quả. Yếu tố bền vững đã trở thành một phần trong sự đổi mới, các ý tưởng sáng tạo luôn hướng đến mục tiêu lâu dài là sự bền vững. 

Nâng cao sản lượng

Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm mang tính chất bền vững, mong muốn giảm thiểu tác động tiêu cực đến bầu khí quyển.

Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội của công ty đối với cộng đồng cũng có ảnh hưởng rất tốt đến danh tiếng của công ty đó. Nó giúp định vị thương hiệu, làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ bền vững của Việt Nam

Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 - 2010), nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Tuy nhiên, chất lượng, năng suất, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp. Đặc biệt, năng lượng còn tiêu hao rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lý và tiết kiệm, môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Thực trạng này cho thấy, hoạt động sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam chưa đi vào thực tế, chưa mang lại hiệu quả.

Trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ bền vững như ký kết Tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn vào năm 1999, ban hành Kế hoạch hành động quốc gia Sản xuất sạch hơn năm 2002, ban hành các chiến lược, quy định về SXSH trong công nghiệp, các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... Việc áp dụng phương thức SXSH vào thực tiễn là cách tốt nhất để tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thải các chất ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sức khỏe cho con người và thúc đẩy sản xuất bền vững.

Những thách thức trong sản xuất bền vững

Nhiều doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò của sản xuất bền vững đối với sự tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh  nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn đầu tư sản xuất xanh.

Các chuỗi siêu thị, các đại siêu thị đã từng bước xanh hoá quy trình phân phối, giảm thiểu bao bì trung gian, giảm thiểu chất thải; sớm sử dụng, phân phối sản phẩm, bao bì thân thiện với môi trường. Tuy vậy, các hoạt động này chưa có tính bền vững, việc sử dụng túi nilong, bao bì khó phân huỷ vẫn còn phổ biến, chưa có nhiều hoạt động nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc tiêu dùng xanh, tiêu dùng thông minh; chưa thực hiện tốt việc tiếp nhận các sản phẩm, bao bì thải bỏ để đem đi tái chế…

Thói quen và ý thức tuần hoàn tài nguyên chưa được hình thành nên quá trình hình thành phong trào người tiêu dùng xanh còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình tiêu dùng bền vững.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật, thiếu những quy định và chế tài cụ thể trong thi hành pháp luật cũng như thiếu công tác quản lý nghiêm ngặt.

Kết luận: 

Sản xuất bền vững không chỉ là một xu hướng mà còn là một trách nhiệm của mỗi chúng ta. Bằng việc giảm thiểu tác động đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao chất lượng cuộc sống, sản xuất bền vững đóng góp vào một tương lai bền vững hơn. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ các doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng. Bằng cách đầu tư vào công nghệ xanh, khuyến khích tiêu dùng bền vững và tạo ra các chính sách hỗ trợ, chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế xanh, nơi mà lợi nhuận kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Một tương lai nơi con người và thiên nhiên cùng tồn tại trong sự hài hòa đang chờ đón chúng ta.

 
Contact zalo