Giỏ hàng của bạn

Tổng hợp các tiêu chuẩn bền vững quan trọng hiện nay

Một tương lai bền vững đòi hỏi phải cân bằng các nhu cầu liên quan tới môi trường, xã hội và kinh tế. Trong đó, tiêu chuẩn bền vững chính là công cụ đóng góp tích cực và hiệu quả cho một thế giới bền vững hơn. Vậy hãy cùng tìm hiểu tiêu chuẩn bền vững là gì cũng như những tiêu chuẩn bền vững quan trọng cần đạt được.

Tình hình phát triển bền vững ở Việt Nam

Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 gồm: các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường); Chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động xã hội, mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân vãng lai...); Chỉ tiêu về xã hội (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, tỷ số giới tính khi sinh, hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập...); Chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ, diện tích đất bị thoái hoá...).

>>> Xem thêm: Phát triển bền vững là gì? Nắm bắt tiêu chí đánh giá xu hướng tất yếu toàn cầu

Tiêu chuẩn bền vững hiện nay

Tiêu chuẩn bền vững ESG là gì?

ESG là cụm từ viết tắt bởi Environmental (Môi trường); Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp). Đây là tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững, tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng.

Tiêu chuẩn ESG được coi là một công cụ đánh giá mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp, là cơ sở để nhận biết các công ty có trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp sẽ báo cáo mức độ thực hành ESG của mình dựa trên các bộ khung báo cáo phát triển bền vững.

Các tiêu chuẩn bền vững hiện nay

Về kinh tế

Phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. Tiêu chuẩn bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Trong Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 cung cấp việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả phụ nữ và nam giới còn là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao. 

Một số nội dung cơ bản phát triển kinh tế đó là: 

+ Giảm dần mức hao phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm 

+ Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường

+ Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục

+ Xóa đói, giảm nghèo ở mức tuyệt đối

+ Sử dụng công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).

Về xã hội

Tiêu chí bền vững về bền vững ví dụ như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, tiêu chí bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.

Về môi trường

- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,... đều tác động tiêu cực đến môi trường. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất,... Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc tế.

- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về môi trường yêu cầu duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.

Kết bài:

Tiêu chuẩn bền vững không chỉ là một mục tiêu, mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Bạn đã sẵn sàng để trở thành một phần của hành trình này chưa? Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, như tiết kiệm năng lượng, tái chế rác thải, và lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường.


Contact zalo