Giỏ hàng của bạn

3 tiêu chuẩn ESG hiệu quả doanh nghiệp không thể bỏ qua

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực lớn từ các bên liên quan như khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên và cộng đồng. Để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải tích hợp các tiêu chuẩn ESG vào hoạt động kinh doanh của mình

Tiêu chuẩn ESG là gì?

ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp. Đây là bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. ESG giúp doanh nghiệp, tổ chức xác định các rủi ro và cơ hội, cũng như mức độ ảnh hưởng khi vận hành. 

Tiêu chuẩn ESG

3 tiêu chuẩn ESG hiệu quả

Môi trường

Yếu tố là E – Environment (Môi trường) tập trung vào việc đo lường mức độ tác động của doanh nghiệp đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên trong suốt quá trình vận hành. Bên cạnh đó, yếu tố này còn giúp đánh giá doanh nghiệp mang đến những rủi ro gì cho môi trường và cách quản lý những rủi ro đó.  doanh nghiệp cần phải có đầy đủ giấy tờ cấp phép những tài nguyên thiên nhiên đang sử dụng. Đồng thời thực hiện các hành động thực tế để khôi phục các khu vực ô nhiễm, hay nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới tự tạo tài nguyên.

Xã hội

Trụ cột thứ 2 của bộ tiêu chuẩn ESG là S – Social (Xã hội), tập trung đánh giá các yếu tố liên quan đến xã hội xung quanh quy trình hoạt động kinh doanh và vận hành của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm: mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác; môi trường làm việc;… Dựa theo Luật Lao động, ESG sẽ đánh giá doanh nghiệp dựa trên sự đa dạng về giới tính, độ tuổi, chủng tộc, tôn giáo, v.v. trong lực lượng lao động của doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp không được phân biệt đối xử giới tính, tất cả đều được công bằng về mọi mặt. ESG sẽ đánh giá doanh nghiệp dựa trên Luật Pháp Việt Nam về mức độ đảm bảo các quyền lợi cho người lao động như chính sách lương thưởng, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, v.v.

Quản trị doanh nghiệp

Trọng tâm cuối cùng của bộ tiêu chuẩn ESG là G – Governance (Quản trị doanh nghiệp). Nhóm tiêu chí này đánh giá liên quan đến các chính sách và thực tiễn quản trị của doanh nghiệp, quyết định cách thức hoạt động của một tổ chức. Thực hành quản trị tốt đảm bảo doanh nghiệp được vận hành một cách hiệu quả và tuân thủ các quy định.

Các tiêu chí quan trọng về quản trị doanh nghiệp bao gồm:

  • Công khai minh bạch báo cáo ESG
  • Chống hối lộ và tham nhũng
  • Minh bạch trong quy định, chính sách
  • Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị
  • Quyền cổ đông
  • Bồi thường điều hành hợp lý

>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn phát triển bền vững chủ đạo cho một tương lai xanh

Chiến lược triển khai ESG chi tiết nhất

Bước 1: Cam kết tuyệt đối của tất cả các cấp trong tổ chức

Để có sự đồng thuận của các cấp tổ chức về ESG, bạn phải đứng ra giải thích ý nghĩa thực tế của việc theo đuổi mô hình ESG. Các lãnh đạo cấp cao phải hiểu chính xác tầm quan trọng của ESG là gì và thành công của chiến lược ESG sẽ như thế nào. Một khi cấp lãnh đạo đã cam kết với tầm nhìn ESG, bạn sẽ dễ dàng giành được sự ủng hộ từ các cấp khác trong công ty.

Chiến lược ESG

Bước 2: Lựa chọn khung ESG phù hợp

Sử dụng khung ESG giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro ESG (ESG risk rating) trong giao tiếp và báo cáo các thành tựu và tiến bộ về ESG đến cộng đồng và các bên liên quan khác. Tùy vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bạn lựa chọn các khung ESG khác nhau. 

Bước 3: Đánh giá hiện trạng ESG 

Thu thập thông tin hiện tại của doanh nghiệp về các khía cạnh ESG dựa trên các khung báo cáo ESG chuẩn quốc tế như GRI Standards, SASB Standards, GHG Protocol,…

Để giúp doanh nghiệp thể hiện tính cam kết của mình đối với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp Quốc (UN) và hòa nhập vào xu hướng toàn cầu của môi trường kinh doanh xanh.

Bước 4: Xác định mục tiêu ESG của doanh nghiệp

  • Xác định mục tiêu ESG cụ thể, đo lường được, khả thi, liên quan và có thời hạn (SMART) cho doanh nghiệp.
  • Phát triển tầm nhìn ESG dài hạn để hướng dẫn các hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 5: Lên kế hoạch chiến lược ESG

  • Xác định các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu ESG.
  • Phân bổ trách nhiệm và nguồn lực cho từng hành động.
  • Lập kế hoạch thời gian và ngân sách cho việc triển khai chiến lược ESG.

Bước 6: Triển khai kế hoạch, đánh giá và theo dõi kết quả

Triển khai và theo dõi: 

  • Triển khai các sáng kiến ​​và hành động ESG đã được lên kế hoạch.
  • Theo dõi tiến độ thực hiện và hiệu quả của các hoạt động ESG.
  • Thu thập dữ liệu và báo cáo về hiệu quả ESG.

Đánh giá và cải tiến

  • Đánh giá định kỳ hiệu quả của chiến lược ESG.
  • Xác định các điểm cần cải thiện và thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.
  • Cập nhật chiến lược ESG để phù hợp với môi trường kinh doanh và các yêu cầu của bên liên quan.

Kết bài

Đầu tư bền vững không chỉ mang lại lợi nhuận tài chính mà còn tạo ra tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Việc lựa chọn các công ty có điểm số ESG cao sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng và bền vững.

Contact zalo